Mục lục [Ẩn]
Các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến, trong đó nhiễm toan hô hấp là bệnh rất thường gặp ở những người có bệnh lý về phổi và các bệnh lý tuần hoàn. Hãy cùng tìm hiểu về nhiễm toan hô hấp rõ hơn để có cách phòng và chữa bệnh phù hợp.
Nhiễm toan hô hấp là gì?
Nhiễm toan hô hấp mô tả tình trạng cơ thể bị tích tụ quá nhiều khí CO2, thường xảy ra khi phổi không đào thải hết CO2 mà cơ thể tạo ra. CO2 dư thừa làm tăng H2CO3 và pH trong máu.
Phổi không đào thải được hết CO2 gây nhiễm toan hô hấp có thể do một số bệnh lý sau gây giảm tốc độ hô hấp:
- Hen suyễn.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Viêm phổi.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Các loại nhiễm toan hô hấp
Có 2 dạng nhiễm toan hô hấp đó là nhiễm toan hô hấp thể cấp tính và nhiễm toan hô hấp thể mạn tính, được xác định dựa trên mức độ HCO3 tăng là bao nhiêu. Cụ thể:
Nhiễm toan hô hấp cấp tính
Nhiễm toan hô hấp cấp tính thường là bệnh thứ phát do suy hô hấp cấp tính. Nếu suy hô hấp cấp tính không được phát hiện kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các rối loạn tim mạch, tăng kali huyết, thiếu oxy máu, ngưng tim. Bệnh nhân có các biểu hiện lơ mơ, lú lẫn, giật cơ, có thể gặp dấu hiệu bàn tay rũ mềm (asterixis), tiếp đến là hôn mê. Khi CO2 trong máu tăng mạnh (hay còn gọi là tăng thán khí) sẽ dẫn đến sự gia tăng dòng máu lên não, áp lực dịch não tủy và áp lực hộp sọ tăng (hội chứng giả u não).
Nhiễm toan hô hấp mạn tính
Thể mạn tính của nhiễm toan hô hấp thường xảy ra ở những bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến phổi. Thận đào thải acid dưới các dạng ion Cl- và NH4- gây nên hạ clo máu đặc trưng trong toan hô hấp mạn.
Các triệu chứng của nhiễm toan hô hấp
Các dấu hiệu ban đầu của nhiễm toan hô hấp cấp tính gồm:
- Khó thở.
- Đau đầu.
- Thở khò khè.
- Lo âu.
- Nhìn mở.
- Bồn chồn.
- Bàn tay và bàn chân có màu xanh lam (nếu nồng độ oxy cũng thấp).
Nhiễm toan hô hấp mãn tính thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Nhiễm toan hô hấp mạn thường dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau:
- Mất trí nhớ.
- Vấn đề về phối hợp.
- Bệnh đa hồng cầu.
- Tăng áp động mạch phổi.
- Suy tim.
Bệnh nhân nhiễm toan hô hấp thường cảm thấy khó thở.
Sơ cứu bệnh nhân bị nhiễm toan hô hấp
Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu nhiễm toan hô hấp.
- Khi thấy người bệnh bị hôn mê, hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa trong tư thế chân cao hơn đầu, nâng chân cao khoảng 30cm so với mặt đất, cao hơn tim, nới lỏng những chỗ bó sát trên cơ thể như thắt lưng, cổ áo,...
- Ngay lập tức gọi xe cứu thương để gia tăng cơ hội được cứu sống nhờ sử dụng sớm các máy móc trợ thở.
- Kiểm tra nhịp thở và nếu bệnh nhân ngừng thở, hãy thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại hoặc khi xe cứu thương tới.
Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm toan hô hấp và xuất hiện các triệu chứng mức độ nhẹ hơn, có thể làm tăng độ pH trong máu bằng cách dùng natri bicarbonate theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết thế nào là nhiễm toan hô hấp và phương pháp sơ cứu những như điều trị cho bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Người mắc các bệnh phổi mạn tính nên có các biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả để phòng ngừa biến chứng này.
XEM THÊM: