Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

5 tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Thứ bảy, 09-12-2023 11:40 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hội chứng ngưng thở khi ngủ đang ngày càng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng này có thể dẫn đến các tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 5 tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ, mời bạn cùng tìm hiểu!

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có những tác hại nào?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có những tác hại nào?

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

   Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có biểu hiện lâm sàng là những cơn ngưng thở từng lúc khi ngủ với thời gian khoảng 5-10 giây. Hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ đều có các triệu chứng như ngáy to  và cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ cả đêm.

   Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Ngáy to
  • Thở hổn hển trong khi ngủ
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Khô miệng sau khi ngủ dậy
  • Đau đầu, mệt mỏi vào buổi sáng
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
  • Khó tập trung, chú ý
  • Cáu gắt
  • Có những giai đoạn ngừng thở trong khi ngủ (do người khác phát hiện).

 

5 tác hại của ngưng thở khi ngủ?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn góp phần gây ra một số bệnh lý và nguy cơ sức khỏe lâu dài khác, như:

  • Tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch khác: Người bệnh thường bị thức dậy vào ban đêm, gây mất ngủ, căng thẳng kéo dài. Tình trạng này làm tăng các loại hormone gây căng thẳng, ví dụ như cortisol gây tăng huyết áp. Hơn nữa, nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột trong thời gian ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần làm bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác như đau tim, nhịp tim không đều, rung tâm nhĩ,…  Ở các bệnh nhân có sẵn bệnh nền là bệnh tim, nhiều đợt thiếu oxy máu có thể dẫn đến đột tử.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến bệnh lý tiểu đường tuýp 2.
  • Tổn thương não bộ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm giảm oxy trong máu, dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và não. Ngoài ra, hoạt động cung cấp máu lên não bất thường còn làm chết tế bào thần kinh, suy giảm chất trắng gây suy giảm nhận thức. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như mất tập trung, hay quên, phản ứng chậm và rối loạn trí nhớ.

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tổn thương đến não bộ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tổn thương đến não bộ.

 

  • Gây tăng cân: Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường có giấc ngủ kém, khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone ghrelin hơn. Đây là loại hormone làm tăng cơn thèm ăn tinh bột và đồ ngọt. Mệt mỏi cũng có thể làm mất động lực tập thể dục hoặc hoạt động tích cực. Điều này khiến người bệnh dễ dàng bị tăng cân. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Trầm cảm: Giấc ngủ bị xáo trộn khiến bạn kém tập trung trong mọi hoạt động, dễ bị căng thẳng, stress, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

Các biện pháp ngăn ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ

Để giảm nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, như:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh, nước ngọt và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc gây viêm nhiễm đường thở và làm hẹp đường hô hấp trên, làm hội chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn.
  • Hạn chế uống rượu: Rượu làm tê liệt hệ thần kinh trung ương và bạn sẽ không thức dậy kịp nếu nồng độ oxy giảm xuống, điều này rất nguy hiểm cho cả những người mắc và chưa mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Các chuyên gia khuyên bạn nên nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ và các phương pháp phòng ngừa mắc hội chứng này. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có những phương pháp điều trị kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222