Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nghiên cứu: Sự cô lập xã hội làm tăng nguy cơ tử vong cho người mắc COPD

Thứ năm, 21-11-2024 16:40 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bạn có biết, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, sự cô lập xã hội làm tăng nguy cơ tử vong cho người lớn tuổi mắc COPD.

 

Nhiều người lớn tuổi mắc COPD đang bị cô lập xã hội.

Nhiều người lớn tuổi mắc COPD đang bị cô lập xã hội.

 

Nghiên cứu: Sự cô lập xã hội làm tăng nguy cơ tử vong cho người lớn tuổi mắc COPD

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí ở phổi do tình trạng viêm và hẹp ống dẫn khí. Người bệnh thường có các triệu chứng khó thở, ho khạc đờm, mệt mỏi diễn biến âm thầm, kéo dài dai dẳng và nặng dần theo thời gian.

   Theo một công bố được đăng trên Tạp chí Y học Nội khoa JAMA mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học California (San Francisco) và Đại học Alabama (Birmingham) đã xác định được mối liên hệ giữa tình trạng cô lập xã hội và nguy cơ tử vong tăng ở những người lớn tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Cô lập xã hội là trạng thái hạn chế hoặc không có tiếp xúc xã hội, thường liên quan đến tình trạng sức khỏe kém ở người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên).

   Theo nghiên cứu này, khoảng ⅕ người mắc COPD bị cô lập xã hội, cao gấp đôi tỷ lệ người lớn tuổi chung. Đây có thể là hệ quả của các đặc điểm của bệnh như khó thở, suy giảm sức khỏe thể chất,... khiến việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày trở nên quá sức.

   Nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu từ 1.242 người lớn từ 51 tuổi trở lên, bị COPD. Sự cô lập xã hội được đo bằng thang đánh giá các yếu tố bao gồm không kết hôn, sống một mình, thiếu giao tiếp xã hội với con cái, gia đình hoặc bạn bè và không tham gia vào các nhóm và cộng động khác. Mỗi yếu tố đóng góp 1 điểm vào tổng điểm từ 0 đến 6, và điểm từ 3 trở lên được đánh giá là có sự cô lập xã hội. Thời gian theo dõi trung bình 4,4 năm, 43,4% người tham gia (tức 539 người) đã tử vong. Trong nhóm này, có 23,6% (293 cá nhân) được xác định bị cô lập về mặt xã hội.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Những người bị cô lập về mặt xã hội có nguy cơ tử vong cao hơn 35% so với những người không bị cô lập về mặt xã hội. Tỷ lệ này đã loại bỏ các yếu tố gây nhiễu như sử dụng thuốc lá, các bệnh đi kèm, suy giảm nhận thức, trầm cảm và trình độ học vấn.
  • Thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân COPD bị cô lập xã hội (7,0 năm) thấp hơn đáng kể so với những người không bị cô lập (9,1 năm).
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 62,9% với nhóm bị cô lập xã hội và 71,1% so với các nhóm không bị cô lập xã hội.

    Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, các nỗ lực giúp làm giảm cô lập xã hội có thể tăng cường sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý bệnh COPD tốt hơn, giúp bổ sung cho các chiến lược điều trị hiện có.

 

Sự cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD.

Sự cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD.

 

Tại sao bệnh nhân COPD lại cảm thấy cô lập về mặt xã hội?

   Sự cô lập xã hội không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng như nhiều người thường nghĩ: Sống một mình, không muốn ra ngoài và không giao tiếp với ai. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân COPD sống cùng người thân nhưng vẫn cảm thấy bị cô lập xã hội. Để hiểu được điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh nhân COPD lại cảm thấy cô lập về mặt xã hội.

Triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu

    Nhiều người bệnh COPD bị kìm hãm bởi các triệu chứng ho, khó thở dai dẳng và mệt mỏi. Lúc này, họ thường phải vật lộn để vượt qua những triệu chứng khó khăn này để có thể ra ngoài và dành thời gian cho bạn bè và các thành viên khác trong gia đình.

   Bên cạnh đó, hiện nay môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Tiếp xúc với không khí không đảm bảo khiến các triệu chứng của COPD trở nên trầm trọng hơn, thậm chí phải nhập viện. Vì lý do này, nhiều bệnh nhân COPD không dám ra ngoài và tiếp xúc với những người xung quanh.

Lối sống thay đổi

   Khi bị chẩn đoán mắc COPD, lối sống của bệnh nhân sẽ phải thay đổi rất nhiều để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các triệu chứng tái phát như thay đổi chế độ ăn uống, kế hoạch phục hồi chức năng phổi,...Hơn thế nữa, theo tuổi tác tăng lên, các bệnh nhân COPD ngày càng khó duy trì khả năng độc lập của mình và thường thì người thân của họ cũng rất khó để chăm sóc toàn thời gian. Điều này khiến họ cảm thấy cô đơn, bơ vơ, lạc lõng.

Tự ti vì bệnh tật

   Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng và các bệnh mãn tính nói chung thường có suy nghĩ rằng bản thân vô dụng, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình và xã hội, luôn cảm thấy tự ti và xấu hổ. Đặc biệt, họ thường giấu kín những suy nghĩ này, không muốn chia sẻ với người thân. Vì vậy, dù nhiều bệnh nhân đang sống cùng với người thân nhưng vẫn thấy cô đơn, có ngăn cách với người nhà.

 

Bệnh nhân COPD nên làm gì để tránh cô lập xã hội?

Hãy cởi mở về những trải nghiệm của bạn

   Bước đầu tiên để giải quyết các vấn đề như cô đơn hay cô lập xã hội là bạn hãy chia sẻ một cách cởi mở về những trải nghiệm của bạn với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Tuy rằng việc chia sẻ cảm xúc thường không dễ dàng, nhưng bạn hãy cố gắng để khiến những người xung quanh hiểu rõ hơn về những gì bạn đang trải qua. Có nhiều khả năng người thân và bạn bè của bạn cũng muốn hiểu rõ hơn về bạn nhưng họ không biết cách nào để hỏi bạn về điều đó.

 

Cởi mở chia sẻ về trải nghiệm của bản thân.

Cởi mở chia sẻ về trải nghiệm của bản thân.

 

Kiểm soát tốt bệnh COPD

     Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được kiểm soát tốt thì các triệu chứng khó chịu do nó gây ra cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

   Để kiểm soát tốt bệnh này, bạn cần kết hợp đồng thời:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa tác nhân gây nhiễm độc phổi như không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói thuốc lá. Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, trồng nhiều cây xanh quanh nhà, tập hít thở sâu, tập thở cơ hoành và thở chúm môi hàng ngày.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược để bảo vệ và giải độc phổi, giảm triệu chứng đờm, ho, khó thở 1 cách hiệu quả và an toàn

Sử dụng công nghệ

   Ngày nay, các thiết bị điện tử ngày càng phát triển, nhiều mạng xã hội đã xuất hiện giúp kết nối người với người dễ dàng hơn. Thông qua mạng xã hội, người bệnh có thể liên hệ với người thân, bạn bè hoặc tham gia vào các cộng đồng bệnh nhân COPD để cùng chia sẻ lời khuyên và kinh nghiệm trong điều trị.

   Nhiều người mắc COPD đang phải chịu đựng các vấn đề “vô hình” như trầm cảm, rối loạn lo âu và cô lập xã hội. Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu được sự cô lập xã hội gây ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân COPD và các biện pháp để vượt qua. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags: copd
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222