Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thứ năm, 03-10-2024 16:24 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Hiện nay, chúng ta ngày càng thức khuya hơn với rất nhiều lý do như giải trí, làm việc,.... Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy những người đi ngủ muộn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 72% so với những người đi ngủ đúng giờ.

 

Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

Nghiên cứu: Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

   Theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt ở phụ nữ trung niên.

   Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 63.676 nữ y tá trong độ tuổi từ 45- 62, không ai trong số những người tham gia có tiền sử ung thư, bệnh tim mạch hoặc tiểu đường. Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2009 cho đến năm 2017, trong thời gian đó, họ được theo dõi một số hành vi nhất định, chẳng hạn như uống rượu, chất lượng chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, hút thuốc, chỉ số khối cơ thể (BMI) và thói quen ngủ.

   Kết quả cho thấy:

  • Có 1.925 trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 2 được ghi nhận trong số những người tham gia.
  • Những người hay thức khuya thường có xu hướng có lối sống không lành mạnh cao hơn 54% so với những người ngủ sớm hơn hoặc có múi giờ sinh hoạt ổn định hơn.
  • Những người thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 72%. Sau khi loại trừ các yếu tố nguy cơ liên quan như cân nặng, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thức khuya giảm từ 72% xuống còn 19%. Điều này cho thấy, phần lớn nguy cơ đến từ lối sống sinh hoạt không lành mạnh của họ khi thức khuya.

   Tuy nhiên, 19% nguy cơ bệnh tiểu đường do thức khuya đơn thuần là một con số đáng kể. Điều đó cho thấy, thói quen ngủ của chúng ta tác động lên quá trình trao đổi chất và hormone, góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

Giấc ngủ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Mất ngủ làm tăng kháng insulin

   Giấc ngủ rất cần thiết cho việc điều hòa nội tiết tố của cơ thể, trong đó có insulin. Giấc ngủ kém làm tăng kháng insulin, khiến việc chuyển glucose từ máu vào tế bào càng trở nên khó khăn, gây tăng đường huyết của bạn.

   Kháng insulin là tình trạng tế bào cơ thể không đáp ứng bình thường với insulin. Một nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy, những người trẻ tuổi ngủ ít hơn 6,5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do có tỷ lệ kháng insulin cao hơn so với những người ngủ hơn 7,5 giờ mỗi ngày.

 

Thức khuya làm tăng tình trạng kháng insulin.

Thức khuya làm tăng tình trạng kháng insulin.

 

   Vì vậy, để kiểm soát đường máu của bạn hiệu quả thì ngủ hơn 7 tiếng là một yếu tố rất quan trọng. Ngủ 7 tiếng một ngày là một thời gian vàng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2019 trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường (Hoa Kỳ) ở những người trưởng thành bị tiền tiểu đường hoặc mới bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đường tuýp 2 cho kết quả như sau: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm có mức HbA1c cao hơn những người ngủ đủ thời gian.

   Ngoài ra, giấc ngủ là thời gian để cơ thể bạn nghỉ ngơi và phục hồi, nhịp tim và huyết áp sẽ giảm xuống trong thời điểm này. Nhịp tim và huyết áp giảm xuống khi ngủ rất tốt cho những người đã mắc tiểu đường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường ngủ quá ít sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp và làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng của người bệnh

   Như đã nói ở trên, phần lớn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến từ thói quen không lành mạnh khi thức khuya. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ADA, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm khiến chỉ số BMI cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và khiến bệnh nhân khó kiểm soát được đường huyết hơn.

   Nguyên nhân do cơ thể chúng ta có 2 loại hormon kiểm soát việc thèm ăn là leptin (làm giảm cảm giác thèm ăn) và ghrelin (kích thích cơn đói). Khi chúng ta thức khuya, nồng độ leptin giảm xuống và ghrelin tăng lên. Kết quả là chúng ta sẽ cảm thấy đói hơn, đặc biệt thèm các loại thực phẩm có đường và thực phẩm giàu carbohydrate – những loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng và dễ dàng cho cơ thể và não bộ.

 

Thức khuya khiến chúng ta dễ thèm ăn hơn.

Thức khuya khiến chúng ta dễ thèm ăn hơn.

 

   Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên thực hiện thói quen đi ngủ sớm, thực hiện chế độ ăn lành mạnh bằng cách giảm lượng tinh bột tiêu thụ, bỏ thuốc lá và duy trì hoạt động thể chất trong ngày.

 

Những tác hại của việc thức khuya

   Ngoài việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thức khuya còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Một số tác hại của thói quen thức khuya thường xuyên là:

  • Giảm sức đề kháng, dễ bệnh vặt, cơ thể thiếu sức sống, uể oải và mệt mỏi.
  • Suy giảm trí nhớ, rối loạn chức năng não bộ.
  • Hoa mắt chóng mặt, ù tai, thính giác và thị giác giảm.
  • Rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, stress, trầm cảm.
  • Ăn uống không ngon miệng, vị giác kém.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu thức khuya kéo dài, dịch dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Giảm thị lực: Ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả một ngày dài hoạt động. Khi chúng ta thức đêm, mắt sẽ phải tiếp tục làm việc, thậm chí trong điều kiện không đủ ánh sáng, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể.
  • Da lão hóa da nhanh, nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều quầng thâm ở mắt.
  • Tăng cân không kiểm soát, dễ béo phì.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày,..

   Việc thức khuya sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn hãy tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ, nó không chỉ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật, mà còn giúp bạn luôn tỉnh táo vào ngày hôm sau, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222