Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Rối loạn tiền đình ở người trẻ

Thứ sáu, 13-09-2024 16:10 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn tiền đình được biết đến là căn bệnh thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi với tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn thường xuyên.  Tuy nhiên, hiện nay rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi đang ngày càng phổ biến. Vậy nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ là gì? Làm sao hạn chế hay ngăn ngừa căn bệnh này xảy ra?

 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ.

 

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

  Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là vấn đề bệnh lý liên quan đến những rối loạn về khả năng giữ thăng bằng và cảm nhận sự di chuyển của hệ thống tiền đình.

   Rối loạn tiền đình có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tổn thương mạch máu não, tổn thương tai trong hoặc do vấn đề ở dây thần kinh số 8. Triệu chứng điển hình của bệnh là hoa mắt, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,...

   Theo các chuyên gia, nhiều người trẻ bị rối loạn tiền đình thường bắt nguồn từ chế độ sinh hoạt chưa khoa học, như:

Stress quá mức

   Hiện nay, nhiều người trẻ có lịch làm việc dày đặc mà không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực, thường xuyên stress. Điều này làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình. Cụ thể, căng thẳng khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone cortisol, tác động tiêu cực đến việc truyền thông tin từ hệ thống tiền đình đến não. Lúc này, hệ thống tiền đình nhận thông tin không chính xác, dẫn đến rối loạn.

   Căng thẳng không trực tiếp gây chóng mặt nhưng góp phần dẫn đến rối loạn chức năng phần tai trong kiểm soát sự cân bằng (hệ thống tiền đình). Ngoài ra, căng thẳng, stress quá mức dẫn đến trầm cảm - đây là một trong những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến rối loạn tiền đình.

Ngồi nhiều, lười vận động

   Nhiều người trẻ có thói quen ngồi trước máy tính nhiều giờ liền, không vận động ảnh hưởng đến lưu thông máu đến não, có thể gây rối loạn tiền đình.

 

Lười nhiều, lười vận động có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.

Lười nhiều, lười vận động có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.

 

Ảnh hưởng bởi môi trường sống

   Ngoài những yếu tố chủ quan, thì các yếu tố khách quan như môi trường sống cũng có khả năng góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này, cụ thể:

  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết hoặc nhiệt độ môi trường có thể khởi phát rối loạn tiền đình.
  • Nhiễm độc: Phơi nhiễm với các chất độc hại hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài cũng được xem là yếu tố gây rối loạn tiền đình ở người trẻ.
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Sống và làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn góp phần làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh như chóng mặt, nhức đầu,…

Một số bệnh lý

   Một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp, thần kinh hay các bệnh lý về tai cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình ở giới trẻ hiện nay.

 

Triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị rối loạn tiền đình:

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt và khó kiểm soát cơ thể
  • Đứng không vững, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi.
  • Đau đầu thường xuyên.
  • Thính lực giảm, thường bị ù tai.
  • Hay buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, có cảm giác mơ hồ.
  • Cảm giác tê, run rẩy ở tay chân.
  • Hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Hơi thở nông, bị hụt hơi.

   Nếu phát hiện bản thân đang có những dấu hiệu này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

 

Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ

Như đã nói ở trên, hầu hết nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ là do áp lực cuộc sống, công việc cùng thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Vì vậy, có một lối sống lành mạnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này:

  • Hạn chế căng thẳng, stress: Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Khi gặp các áp lực trong cuộc sống, cần giải tỏa bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè và nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tránh ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, điện thoại: Khi tính chất công việc phải ngồi làm việc lâu với thiết bị điện tử, hãy nghỉ ngơi, đổi tư thế, luyện tập động tác nhẹ nhàng sau mỗi 1 - 2 giờ ngồi làm việc.
  • Không nên thức khuya: Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ trước 11 giờ, không nên thức quá khuya.
  • Uống đủ nước: Cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động của cơ thể, đào thải độc tố và hoạt động của hệ thần kinh cũng tốt hơn.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp lưu thông máu đến não, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình.

 

 Tăng cường vận động giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình.

Tăng cường vận động giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình.

 

  • Khám sức khỏe thần kinh định kỳ: Mục đích nhằm tầm soát, phát hiện và điều trị các bệnh lý thần kinh liên quan, nếu có.

   Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả ở người trẻ. Nếu phát hiện bản thân đang có những dấu hiệu này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222