Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguyên nhân gây tê bì chân tay và cách khắc phục

Thứ tư, 16-08-2023 15:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn đang gặp tình trạng tê bì chân tay? Tình trạng này kéo dài khiến bạn mệt mỏi, gặp khó khăn trong vận động hàng ngày? Bạn lo lắng không biết vì sao mình gặp tình trạng này? Và liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tê bì chân tay do nguyên nhân gì?

Tê bì chân tay do nguyên nhân gì?

 

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Nguyên nhân không phải bệnh lý

   Nguyên nhân gây tê bì chân tay có thể đơn giản do thói quen sinh hoạt hoặc ngoại cảnh, như:

Hoạt động sai tư thế

   Một số thói quen sinh hoạt như nằm nghiêng người, gối đầu lên tay, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, đứng lâu,... có thể gây tê bì chân tay. Do lúc này, mạch máu và các dây thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông.

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

   Tê bì chân tay có thể do cơ thể bạn bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin B1, vitamin B12, acid folic,...

   Đây là các khoáng chất cần thiết trong việc sản xuất các tế bào mới cho cơ thể, tốt cho xương, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Do căng thẳng kéo dài

   Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, khiến bạn bị tê bì và ngứa.

Lạm dụng rượu, bia

   Sử dụng rượu bia hay các chất kích thích gây tổn thương hệ thần kinh và não bộ, từ đó gây ra cảm giác tê bì, châm chích.

Do chấn thương

   Các chấn thương như bị ngã, va chạm, tai nạn,... khiến dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương và gây tê bì.

Do thay đổi thời tiết

   Những người nhạy cảm, khó thích ứng khi môi trường thay đổi đột ngột có thể bị tê bì chân tay.

Mang thai

   Phụ nữ mang bầu ở cuối thai kỳ thường có triệu chứng tê bì chân tay do thai chèn ép các mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn máu khó hơn. Bởi vậy khi ở một tư thế lâu, thực hiện các động tác ngồi xổm, đứng lâu sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.

 

Phụ nữ mang thai thường bị tê bì chân tay.

Phụ nữ mang thai thường bị tê bì chân tay.

 

Nguyên nhân bệnh lý

   Ngoài những nguyên nhân trên, tê bì chân tay có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:

Bệnh tiểu đường

   Tê bì chân tay là triệu chứng cảnh báo sớm biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường trong thời gian dài sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu, dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các dây thần kinh ngoại biên. Từ đó, khiến người bệnh tiểu đường cảm thấy tê bì chân tay.

Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu trong tĩnh mạch bị ứ đọng gây tăng áp suất tại đây và khiến chúng ngày càng giãn rộng. Bệnh này gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như: Đau nhức, nặng mỏi, tê bì chân tay, chuột rút về đêm, tĩnh mạch nổi trên chân,...

Các bệnh lý xương khớp

   Tê bì chân tay có thể do các bệnh lý xương khớp sau:

  • Thoái hóa cột sống: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn dần, các đốt sống ma sát trực tiếp với nhau và gây viêm. Các sụn khớp cọ sát với rễ thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại. Các đĩa đệm này trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống. Do đó, người bệnh bị đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm đa khớp là hiện tượng các khớp (thường là khớp tay và khớp chân) bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh nhân có triệu chứng tê bì chân tay sau khi nằm hoặc ngồi quá lâu, cứng khớp,..
  • Hẹp ống sống: Là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua cột sống. Các rễ thần kinh bị chèn ép khiến bệnh nhân bị tê tay chân kéo dài liên tục.

Xơ vữa động mạch

   Xơ vữa động mạch xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám (được hình thành từ các chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác) tích tụ trong thành động mạch. Bệnh nhân bị tê chân tay là vì các khối vật chất bất thường bám vào thành mạch gây hẹp, xơ cứng lòng mạch và chèn ép dây thần kinh.

Các bệnh lý thần kinh

  • Đau dây thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa là cơn đau xảy ra do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa), khởi phát từ vùng mông, cơ mông.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Tình trạng này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương làm rối loạn cảm giác, dẫn đến tê tay chân. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, sặc phổi.

 

Tê bì tay chân có thể do viêm đa rễ thần kinh.

Tê bì tay chân có thể do viêm đa rễ thần kinh.

 

Khi nào tê bì chân tay phải đi khám bác sĩ?

   Bạn nên khi khám sớm nếu bị tê bì chân tay kéo dài liên tục không đỡ hoặc có kèm thêm các triệu chứng sau:

  • Bạn bị tê toàn bộ cánh tay hoặc chân.
  • Bạn bị tê bì chân tay sau khi bị chấn thương ở đầu.
  • Tê chân kèm theo sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ của chân, bàn chân.
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội, khó nói.
  • Choáng váng, mất tỉnh táo.
  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Chân tay mất lực.

 

Làm sao để chẩn đoán tê bì chân tay?

   Do tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Triệu chứng, tiền sử bệnh, chấn thương, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp,..
  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, đường huyết,..
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp x-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng MR,...
  • Kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác.

   Sau khi chẩn đoán ra nguyên nhân gây tê bì chân tay, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

 

Biện pháp hỗ trợ phục hồi sau tê bì chân tay

   Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau để hỗ trợ phục hồi nhanh hơn:

  • Xoa bóp: Bạn xoa bóp bàn tay, bàn chân khi bị tê. Hành động này giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm cảm giác tê.
  • Tập thể dục: Tập thể dục tăng cường lưu thông máu và oxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể, ngăn ngừa cảm giác tê ở mọi khu vực. Bạn có thể tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,...

 

Tập yoga hỗ trợ giảm tê bì chân tay.

Tập yoga hỗ trợ giảm tê bì chân tay.

 

   Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây tê bì chân tay. Nếu bạn bị tê bì chân tay kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222