Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thận trọng khi sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em

Thứ sáu, 27-10-2023 14:07 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ thường bị ho nhiều hơn. Nhiều phụ huynh vì xót con, muốn cắt cơn ho càng sớm càng tốt nên thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh để trị ho cho trẻ. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

 

Sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em cần lưu ý gì?

Sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em cần lưu ý gì?

 

Nguyên nhân gây ho ở trẻ

   Nguyên nhân gây ho ở trẻ rất đa dạng, trong đó các nguyên nhân thường gặp là:

  • Cảm cúm, cảm lạnh: Đây được coi là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ em, do virus gây ra. Các cơn ho do cảm lạnh gây ra thường ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, trong khi cảm cúm có thể gây ra cơn ho ở mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản,...: Có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
  • Hen suyễn: Đây là bệnh lý hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ ho nhiều, ho liên tục, thở khò khè, tức ngực, thậm chí khó thở. Bệnh tái phát liên tục khi gặp những tác động từ bên ngoài như: tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất,...
  • Dị ứng: Trẻ không chỉ bị ho mà còn có thể bị chảy nước mũi, nước mắt, phát ban, ngứa và đau rát cổ họng,...
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ em bị ho cũng có thể là biểu hiện của tình trạng trào ngược axit. Bên cạnh ho, trẻ còn có một số triệu chứng khác kèm theo như ợ nóng, hơi thở có mùi, thường xuyên nôn,...

   Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở trẻ. Trong khi đó thì kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gọi là vi khuẩn. Vì vậy thường chỉ dùng kháng sinh khi trẻ bị nhiễm khuẩn.

    Việc sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em khi chưa xác định được nguyên nhân không những không mang lại hiệu quả mà còn hưởng xấu đến sức khỏe của bé, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng kháng sinh như hiện nay.

 

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em

   Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ có thể dẫn tới một số nguy cơ sau:

Tạo ra vi khuẩn kháng thuốc

   Việc lạm dụng kháng sinh dễ làm cho vi khuẩn đề kháng với tác dụng của thuốc kháng sinh, do đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Khi một biến chủng vi khuẩn có khả năng đề kháng thuốc kháng sinh thì biến chủng này có thể truyền tính kháng thuốc cho những vi khuẩn khác gây ra hiện tượng kháng đa kháng sinh.

   Tình trạng kháng kháng sinh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị kháng những kháng sinh thông thường thì sẽ phải sử dụng những kháng sinh mạnh hơn, có nhiều tác dụng phụ hơn để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Thậm chí, nó sẽ khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó điều trị hoặc không thể điều trị.

Gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

   Lạm dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến các vi khuẩn có hại mà còn có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn trong đường ruột. Ở trẻ em, hệ vi sinh đường ruột chưa đủ mạnh như người lớn nên dễ bị phá vỡ cân bằng và gây loạn khuẩn đường ruột. Do đó, nhiều trẻ bị tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn,... sau khi sử dụng kháng sinh.

 

Loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh.

Loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh.

 

Khiến hệ miễn dịch của trẻ không phát triển được

   Ở trẻ em, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và cần phát triển, Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh khiến hệ miễn dịch không có cơ hội “trưởng thành”.

   Do đó, nếu trị bị các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ,... thì bạn có thể chăm sóc tích cực kết hợp với các biện pháp nâng cao sức đề kháng. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội “tập dượt chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ chống chọi tốt hơn với tác nhân gây bệnh.

Gặp các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh

   Mỗi nhóm kháng sinh lại có một số tác dụng phụ khác nhau, Trong đó, dưới đây là một số loại kháng sinh có tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ và chống chỉ định dùng cho trẻ em:

  • Nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin): Nhóm thuốc này gây độc lên thận và thính giác. Tác dụng phụ trên thính giác gây điếc vĩnh viễn, hậu quả là nếu trẻ sơ sinh sử dụng thuốc có thể dẫn đến câm do điếc. Vì thế, thuốc không được sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Nhóm phenicol (thiamphenicol, cloramphenicol): Nhóm thuốc này gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng quá trình tạo máu dẫn đến thiếu máu; gây viêm thần kinh thị giác … Thuốc bị chống chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng.
  • Nhóm lincosamid (lincomycin, clindamycin): Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong, viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin...) có tác dụng phụ tác động lên sự phát triển sụn tiếp hợp, khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, nhóm này còn  gây viêm đứt gân, đứt gân achilles, do đó không được dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.

 

Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em

Phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Không được sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Với những bệnh phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, sốt siêu vi, ... thì không cần sử dụng kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ nên tích cực hạ sốt bằng cách chườm mát, tăng cường cho trẻ uống nước, ăn các thức ăn lỏng giàu chất dinh dưỡng,... Nếu bệnh có diễn biến nặng lên thì cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều và thời gian được chỉ định. Liều lượng thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ em khác với cho người lớn, nên tuyệt đối không được áp dụng liều dùng cho người lớn lên trẻ em và ngược lại.
  • Không tự ý ngưng sử dụng thuốc giữa chừng khi chưa hết liệu trình điều trị hoặc sử dụng kéo dài hơn. Việc này dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khiến cho bệnh khó kiểm soát và có thể bị nặng hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em: Bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng và khuyến khích trẻ vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, vui chơi ngoài trời, nơi có không khí trong lành.

 

Cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.

Cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.

 

Giải pháp giúp ngừa ho an toàn cho trẻ

Để phòng tránh bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa, các bậc phụ huynh nên chú ý:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
  • Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là trước khi ăn, sau khi chơi đùa, đi vệ sinh.
  • Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả)…
  • Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm như: Đồ cay, rán, chocolate, thức ăn béo, đồ uống có ga hoặc các chất gây kích thích.
  • Bên cạnh đó khi trẻ bị ho cần tham khảo thông tin bác sĩ để sử dụng các sản phẩm giảm ho cho trẻ an toàn phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị ho cho trẻ em. Nếu trẻ bị ho và bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần sử dụng kháng sinh hay không dựa trên triệu chứng và kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222