Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêm chủng

Thứ hai, 11-11-2019 11:33 AM

 

tiêm chủng cho trẻ

 

Vấn đề tiêm chủng cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng, giúp ngăn ngừa các bệnh có thể đến với trẻ khi trẻ lớn lên. Trước vấn đề này, đã có nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh gửi về cho bác sĩ để hỏi về vấn đề này, dưới đây là một số câu hỏi, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo:

 

Hỏi: Con trai lớn tôi năm nay được 7 tuổi, tôi cho cháu chích ngừa đều đặn theo lịch ở sổ theo dõi sức khỏe, nhưng tôi nghe nói là đến 6 tuổi phải tiêm nhắc lại những mũi từ sơ sinh, xin bác sĩ cho biết đến tuổi này cần tiêm nhắc lại những mũi nào? Nếu có thể, xin bác sĩ cho biết lịch tiêm chủng đến 10 tuổi kể cả những mũi nhắc lại (không có trong chương trình).

 

Cháu nhỏ tôi không biết là có tiêm vitamin K hay không? Đến nay cháu đã 10 tháng tuổi tiêm có được không? Xin hỏi đăng ký ở đâu?

 

Trả lời:

 

Các cháu từ 6 tuổi trở nên chích nhắc lại mũi bạch hầu-uốn ván (DT vax) và mới đây theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng nên chích nhắc lại mũi sởi (mũi đầu tiên chích lúc 9 tháng). Vắc xin ngừa lao (BCG) không cần chích nhắc lại. Các vắc xin khác như viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ, trái rạ, sởi-quai bị-rubella, thương hàn, viêm não Nhật Bản, não mô cầu A-C, cúm thì nhắc lại hay không tùy theo lịch chích ngừa của cháu trước đó.

 

Mục đích của việc uống hoặc chích vitamin K. Bệnh này thường chỉ xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, do cơ thể các cháu chưa tổng hợp được vitamin K. Cháu nhỏ nhà chị đã 10 tháng thì không cần uống hoặc tiêm vitamin K1 nữa vì ở tuổi này các cháu khỏe mạnh (không mắc bệnh gan nặng) đã tổng hợp được vitamin K1.

 

Hỏi: Con tôi lúc nhỏ đã tiêm ngừa bệnh viêm màng não mủ đủ liều rồi, hiện nay cháu được 4 tuổi, vừa rồi cháu nhập viện vì tiêm màng não mủ. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện hiện nay sức khỏe cháu rất tốt và đi học bình thường. Như vậy có cần chích ngừa bệnh viêm màng não mủ nữa không? Tại sao chích ngừa rồi cháu vẫn bị nhiễm bệnh?

 

Trả lời:

 

Viêm màng não mủ là thuật ngữ chỉ bệnh viêm đại màng não do vi trùng nhằm phân biệt với viêm màng não nước trong do siêu vi trùng gây ra. Vi trùng gây viêm màng não có nhiều loại như: Hemophilus influenza type B (HiB), phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn, và các loại vi khuẩn gram âm. Trong đó, HiB là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ thường gặp nhất ở các trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, kế đến là phế cầu khuẩn, não mô cầu và tụ cầu khuẩn. Ở nước ta hiện nay chỉ phổ biến 2 loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn đã có nhưng chưa phổ biến ở nước ta. Một cháu đã chích ngừa viêm màng não mủ đủ liều mà vẫn bị viêm màng não thì nhiều khả năng là do nhiễm vi trùng khác chưa có vắc xin phòng bệnh.

 

Cháu nhà chị đã được chích ngừa viêm màng não mủ đủ liều rồi thì không cần chích lại nữa. Tuy nhiên, chị nên kiểm tra lại xem cháu được chích ngừa não mô cầu chưa? Nếu chưa, nên tiêm ngừa vắc xin này cho cháu.

 

Hỏi: Tôi có con gái đầu lòng 11 tháng tuổi, hiện nay cháu đã chích đầy đủ tất cả các mũi trong trương trình. Tôi xin hỏi, muốn chích ngừa cho bé các bệnh ngoài chương trình thì khi bé được bao nhiêu tháng tuổi mới chích được? và tôi có thể đưa bé đến đâu để chích ngừa cho bé. Hiện tại hàng tháng tôi cho bé đến chích tại trạm y tế phường.

 

Trả lời:

 

Hiện nay cháu được 11 tháng nên chích vắc xin ngừa viêm màng não do HiB trước. Khi đủ 12 tháng tuổi, cháu cần được chích thêm các vắc xin: trái rạ, sởi, quai bị, rubella, viêm não Nhật Bản. Lưu ý, vắc xin trái rạ và sởi, quai bị, rubella nên chích cách nhau ít nhất 1 tháng. Đến 2 tuổi, cháu có thể được chích thêm não mô cầu AC. Bạn nên đưa cháu đến các trung tâm y tế quận huyện, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng TP HCM, viện Pasteur TP HCM để được khám và tham vấn trước khi tiêm ngừa.

 

Hỏi: Bé gái của tôi hiện gần 22 tháng tuổi. Lúc cháu dưới 12 tháng tuổi, tôi đã đưa cháu đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Ngoài ra, tôi còn cho cháu chích ngừa các bệnh theo lịch tiêm chủng theo yêu cầu như: viêm màng não mủ (HiB) và viêm màng não Nhật Bản. Cháu đã bị thủy đậu lúc 12 tháng tuổi. Xin Bác sĩ tư vấn thêm những bệnh nào cần phải tiêm chủng cho cháu. Tôi dự định không tiêm sởi, quai bị, rubella cho cháu vì cháu là gái nên không sợ bị vô sinh như bé trai? Bệnh rubella thì để sau này lớn lên cháu lập gia đình và muốn có con thì chích ngừa luôn được không bác sĩ? 

 

Trả lời:

 

Có thể nói bạn là người rất am hiểu về tiêm chủng. Như vậy, bạn đã tiêm ngừa gần như đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo lứa tuổi của cháu. Các loại vắc xin khác như viêm gan siêu vi A và não mô cầu AC nếu có điều kiện bạn nên tiêm ngừa thêm cho cháu. Nếu đúng là cháu đã bị trái rạ rồi thì không cần tiêm ngừa trái rạ nữa. Về vấn đề bạn đang cân nhắc có nên chích ngừa sởi, quai bị, rubella cho con mình hay không, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin về biến chứng của bệnh trên để bạn suy nghĩ thêm: bệnh quai bị ngoài biến chứng vô sinh ở trẻ trai còn có các biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm não. Bệnh sởi ngoài việc làm cho trẻ phải nghỉ học còn có biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy do sức đề kháng của bệnh nhi bị giảm khi mắc bệnh này. Một biến chứng khác của sởi tuy rất hiếm gặp nhưng đã từng thấy ở bệnh viện nhi đồng 1 là viêm màng não hậu sởi.

 

Hỏi: Em bé của tôi được 3 tuổi. Tôi đã cho bé chích ngừa cúm 2 mũi, mũi 1 lúc 6 tháng, mũi 2 lúc 9 tháng tuổi. Nhưng tôi nghe nói chích ngừa cúm mỗi năm nhắc lại một lần. Vậy xin bác sĩ cho biết như vậy có đúng không?

 

Trả lời:

 

Một số nghiên cứu cho thấy, thời điểm chích sởi hiệu quả nhất là lúc cháu được 15 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam tỷ lệ mắc sởi trước 1 tuổi cao nên chúng ta chích sởi lúc các cháu được 9 tháng. Bạn có thể đợi đến 1 tuổi để chích luôn sởi, quai bị, rubella cũng được, nhưng bạn phải chấp nhận nguy cơ cháu có khả năng bị sởi trong khoảng thời gian 9 đến 12 tháng tuổi. Suy dinh dưỡng độ I không phải là chống chỉ định chích ngừa. Ngược lại, những cháu bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém hơn các cháu bình thường nên cần được tiêm ngừa đúng lịch. Hiện tại, cháu có thể chích thêm vắc xin viêm màng não mủ (HiB).

 

Hỏi: Thưa bác sĩ, con gái tôi được 12 tháng tuổi. Tôi cho bé đi tiêm chủng ở phường đầy đủ. Tuy nhiên, tôi nghe nói bé cần được tiêm thêm 4 loại vắc xin nữa bao gồm: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm màng não do HiB, viêm gan A. Nhưng bé đã được tiêm sởi lúc 9 tháng tuổi rồi, vậy vắc xin sởi, quai bị, rubella và vắc xin sởi có giống nhau không? Có bị lặp hai lần sởi không? viêm màng não và viêm màng não do HiB khác nhau như thế nào? Nếu tôi cho bé đi tiêm 4 loại vắc xin nêu trên thì tiêm mũi nào trước, mũi nào sau?

 

Trả lời:

 

Vắc xin sởi, quai bị, rubella là một loại vắc xin sống giảm độc lực gồm 3 thành phần sởi, quai bị, rubella. Vắc xin sởi cũng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ có một thành phần sởi. Một cháu đã chích sởi lúc 9 tháng tuổi, đến 12 tháng chích thêm sởi, quai bị, rubella thì ngoài việc giúp cho trẻ có kháng thể chống lại bệnh quai bị và bệnh rubella còn làm tăng đáp ứng miễn dịch đối với bệnh sởi. Tuy nhiên, hai vắc xin này phải chích cách nhau từ ít nhất 1 tháng.

 

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng ở màng não. Có nhiều tác nhân gây bệnh viêm màng não như: vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng và nấm. HiB là từ viết tắt của Hemophilus influenza type B là loại vi trùng gây bệnh viêm màng não thường thấy nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Một bé được chẩn đoán là viêm màng não khi chưa xác định được tác nhân gây bệnh trong dịch não tủy. Nếu xác định được tác nhân gây bệnh là HiB thì gọi là viêm màng não do HiB.

 

Bạn nên chích vắc xin ngừa viêm màng não do HiB trước. Kế đến là thủy đậu. Ít nhất 1 tháng sau ngày chích thủy đậu bạn cho cháu chích sởi, quai bị, rubella. Viêm gan siêu A nên chích khi cháu được 2 tuổi. 

 

Hỏi: Tôi muốn hỏi bác sĩ là khi tiêm phòng cho cháu thì nên tiêm ở đâu? tôi đọc thấy trên một trang web có một số bà mẹ bảo là khi đi tiêm phòng thì bác sĩ khuyên là tiêm ở đùi không tiêm ở tay. Nhưng ở Đà Nẵng, tất cả các trạm y tế khi tiêm đều tiêm ở tay. Như vậy có ảnh hưởng gì cho cháu bé không?

 

Và tôi có thêm một thắc mắc nữa là mũi tiêm phòng viêm gan B sau 4 tháng tuổi bị tiêm trễ 1 tháng (phải tiêm lúc 5 tháng tuổi do trạm hết thuốc) thì có còn hiệu quả không?

 

Trả lời:

 

Mỗi một loại vắc xin các nhà sản xuất đều có hướng dẫn là tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống. Vắc xin ngừa lao (BCG) chủng mở rộng. Vắc xin Sabin ngừa bệnh bại liệt thì uống. Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, thương hàn, viêm màng não do HiB thì phải tiêm bắp. Các vắc xin sởi, quai bị, rubella, trái rạ, viêm não Nhật Bản và Não mô cầu AC thì phải tiêm dưới da. Những vắc xin phải tiêm dưới da thì nên tiêm ở phần trên cánh tay do dễ thực hiện hơn ở đùi. Những vắc xin phải tiêm bắp thì nên tiêm ở đùi. Tuy nhiên ở trẻ trên 2 tuổi, cơ cánh tay đã phát triển nên thường được chích ở cánh tay. Tóm lại, chỉ tiêm ở đùi trong các trường hợp sau: bạch hầu ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B và viêm màng não do HiB ở trẻ dưới 2 tuổi.

 

Vắc xin phòng viêm gan siêu vi B chích trễ 1 tháng vẫn có hiệu quả và không cần phải chích lại từ đầu.

 

Trên đây là những câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề tiêm chủng, hy vọng những câu trả lời trên giải đáp được phần lời những vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm.

 

Mời các bạn xem thêm:

 

Tpbvsk BoniKiddy giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Bé yêu thường hay mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sổ mũi, cảm lạnh, …bởi sức đề kháng của con còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện như người lớn. Chính vì vậy mà bố mẹ nên tăng sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của trẻ. Những tác nhân này có thể là do vi khuẩn, virus.Nhất là  khi gặp điều kiện thời tiết lạnh, ẩm , vi khuẩn và virus có dịp phát triển và hoành hành làm cho trẻ dễ ốm hơn.

Để tăng sức đề kháng cho con, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua, hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp than,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniKiddy+ với thành phần sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc, vitamin C, Lactobacilus acidophilus, Streptococcus Thermophilus men bia có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giúp ăn ngon miệng, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa tái phát.

Tpbvsk BoniKiddy+  được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222