Thuốc hạ đường huyết hiện nay có rất nhiều loại, nhưng chúng không giống như các loại thuốc uống thông thường khác. Uống bao nhiêu, uống loại nào thích hợp thì với mỗi người bệnh sẽ phải dùng theo phương thức riêng. Người bệnh khi sử dụng thuốc hạ đường huyết cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của các bác sỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Thuốc hạ đường huyết là loại thuốc như thế nào ?
Thuốc hạ đường huyết là loại thuốc dùng để giảm lượng đường glucose dư thừa ở trong máu xuống theo cơ chế chính là thúc đẩy cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn. Thời điểm quan trọng nhất mà thuốc cần phải phát huy được tác dụng là thời điểm sau bữa ăn.
Thuốc thường được dùng trong bữa ăn để tránh làm cho đường huyết hạ xuống quá thấp gây ngất xỉu nếu dùng quá xa bữa ăn. Vì vậy nếu chưa ăn thì không nên dùng thuốc.
Có mấy loại thuốc dùng để hạ hàm lượng đường trong máu ?
Hiện nay Tây y có rất nhiều loại thuốc dùng để điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, nhưng chúng vẫn nằm trong ba nhóm chính sau đây:
+ Thuốc làm tăng thêm hoặc kích thích insulin được tiết ra nhiều hơn, bài tiết với tốc độ nhanh hơn.
+ Thuốc dùng để hạn chế chất dinh dưỡng hấp thu qua đường ruột bao gồm thuốc hạ đường huyết và dung dịch làm chậm sự tiêu hóa, chuyển hóa đường glucose.
+ Loại thuốc làm tăng cường hoạt tính của insulin, tức là một loại thuốc chủ yếu chữa bệnh tiểu đường.
Các loại thuốc giảm lượng đường thuộc các nhóm đều có tính năng, tác dụng và hiệu quả khác nhau. Đặc biệt có những loại thuốc thông qua sự ảnh hưởng của lượng mỡ trong máu mà có tác dụng ngăn ngừa và chữa trị bệnh.
Khi uống thuốc hạ đường huyết, người bệnh phải chú ý đề phòng xảy ra phản ứng phụ là tụt đường huyết, nhất là đối với những người cao tuổi vì nếu xảy ra sẽ rất khó chữa trị phục hồi. Với người bệnh tiểu đường bị suy thận giai đoạn nhẹ hoặc trung bình thì chỉ nên dùng thuốc hạ đường huyết thôi.
Khi nào thì phương thức chữa bệnh bằng thuốc uống thích hợp với người tiểu đường ?
Có một bộ phận người tiểu đường tuýp 1 chữa trị bằng insulin có thể kết hợp uống thêm một lượng thuốc hạ đường huyết thích hợp. Như vậy sẽ làm giảm đi số lượng insulin cần sử dụng mà vẫn cải thiện được lượng đường trong máu của bệnh nhân. Thế nhưng đó chỉ là phương pháp để hỗ trợ chứ không thể dùng để thay thế hoàn toàn cho lượng insulin cần dùng được.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 sau một thời gian chữa trị bằng phương pháp giữ gìn kiêng khem trong chế độ ăn uống cùng với việc chịu khó tập luyện tập nhưng hàm lượng đường trong máu vẫn không khống chế được thì sẽ cần phải kết hợp thêm với thuốc hạ đường huyết.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có ngưỡng hàm lượng đường thấp vẫn có thể dùng một lượng thuốc uống thích hợp để chữa trị.
Thời điểm nên uống thuốc hạ đường huyết
Thuốc uống để hạ hàm lượng đường trong máu sẽ có tác dụng chủ yếu là thúc đẩy cơ thể tiết ra thật nhiều hormon insulin nên thời điểm sử dụng thuốc thích hợp nhất là khoảng 15-20 phút trước khi ăn cơm.
Khi sử dụng thuốc hạ đường huyết người bệnh có thể sẽ gặp phải một phản ứng phụ về đường tiêu hóa, dạ dày và ruột cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên chỉ một lúc sau là sẽ trở lại bình thường nên không cần phải quá lo lắng.
Tác dụng chính của thuốc là thúc đẩy cơ thể tiết ra insulin mạnh hơn, do đó cũng có thể dẫn tới phản ứng phụ nữ là dễ bị chứng hàm lượng insulin trong máu quá cao, dư thừa mà gây tụt đường huyết.
Có một vài trường hợp sau khi uống xong , toàn thân người bệnh sẽ bị mẩn ngứa hoặc dị ứng. Nếu gặp phải trường hợp này thì cần phải ngừng thuốc và đi khám bác sỹ ngay.
Khi dùng thuốc hạ đường huyết cũng có thể làm cho chức năng gan thận bị suy giảm. Vì vậy khi uống thuốc cũng nên theo dõi cả hoạt động, chức năng của gan thận nữa. Nếu có điều gì khác thường thì phải ngừng thuốc ngay.
Người bệnh nên uống thuốc hạ đường huyết theo cách như thế nào ?
Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 thì phương pháp chữa trị trước tiên là phải nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống theo quy định cho người bệnh kết hợp với tập luyện chăm chỉ. Nếu thấy hàm lượng đường trong máu chưa được như ý muốn hoặc bệnh vẫn còn có chiều hướng diễn biến không tốt thì bệnh nhân cần phải được điều trị bằng thuốc.
Người bệnh tiểu đường cơ địa béo phì thì nên kết hợp nhiều loại thuốc với nhau, còn người gầy thì thường chỉ cần dùng một loại là đủ. Nhưng nếu như kết quả điều trị không đạt được mục tiêu thì sẽ cần phải thay đổi, kết hợp một số thuốc hạ đường huyết để tăng cường thêm hiệu quả.
Phải luôn nhớ rằng thuốc hạ đường huyết có loại uống vào sẽ làm cho người bệnh bị tăng cân nên những người bị béo phì sẽ không được dùng.
Khi liều lượng đã sử dụng đến mức tối đa mà bệnh tình vẫn không ổn định thì có nghĩa là chữa trị bằng thuốc uống không có tác dụng. Và sẽ cần phải chuyển ngay sang một phương pháp điều trị khác, có thể là dùng insulin hoặc kết hợp insulin với thuốc hạ đường huyết để cùng chữa trị và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Nếu đường huyết ổn định bình thường rồi thì có nên ngừng thuốc không ?
Bệnh tiểu đường qua một thời gian dài chữa trị bằng thuốc uống kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn, tuy rằng kết quả xét nghiệm thấy hàm lượng đường trong máu có chỉ số xấp xỉ với tiêu chuẩn người bình thường nhưng không đồng nghĩa với bệnh đã khỏi hoàn toàn. Tiểu đường là bệnh lý mạn tính mà hiện nay vẫn chưa có phương pháp có thể chữa dứt điểm được.
Kết quả điều trị đó là do sự kết hợp tốt giữa uống thuốc với lối sống khoa học. Do đó nếu như ngừng thuốc và ăn uống không điều độ thì đường huyết sẽ quay trở lại mức cao như cũ.
Thực tế có một số bệnh nhân do nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý nên trong quá trình chữa trị có thể rút bớt liều insulin hay thuốc hạ đường huyết xuống. Nhưng phải nhớ rằng tất cả những quyết định dùng ít đi bao nhiêu hay ngưng dùng thuốc trong bao lâu thì cũng phải dưới sự chỉ đạo của bác sỹ.
Đồng thời bệnh nhân cũng phải hiểu rằng: được phép ngừng thuốc không có nghĩa là bệnh đã khỏi mà có thể tự cho phép mình sống thoải mái, không chú ý tập luyện cũng như ăn uống kiêng khem. Người bệnh vẫn phải nghiêm túc thực hiện những lời khuyên hay chỉ dẫn từ bác sỹ chuyên khoa một cách nghiêm túc.
Dùng nhiều thuốc hạ đường huyết có bị nhờn thuốc hay không ?
Một số người bệnh bị tiểu đường cho rằng: sau khi uống thuốc hạ đường huyết một thời gian rồi thì thuốc sẽ trở thành vật bất ly thân, hơn nữa càng uống thì liều lượng sẽ ngày càng tăng. Bởi suy nghĩ như thế nên có rất nhiều bệnh nhân thà để cho hàm lượng đường tăng cao chứ không chịu uống thuốc để tiếp tục điều trị đến nơi đến chốn.
Trên thực tế thì thời gian chữa trị càng dài, liều lượng thuốc dùng cũng có xu hướng tăng lên nhưng đó là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện để khống chế và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn chứ không phải vì hiện tượng “nhờn thuốc” đã xảy ra.
Nếu bệnh nhân không nghiêm túc thực hiện những lời dặn của bác sỹ, uống thuốc không đúng giờ, không đúng liều lượng thì sẽ mang đến những hậu quả nguy hại, các biến chứng tiểu đường sẽ xảy ra vì không kiểm soát được lượng đường trong máu.
Việc điều chỉnh liều thuốc sử dụng phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ. Đồng thời cùng với việc uống thuốc thì bệnh nhân cũng phải nghiêm túc thực hiện theo chế độ ăn uống kiêng khem, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể. Nếu như thực hiện tốt điều này thì thuốc uống mới có thể phát huy được hết tác dụng và đạt được những mục tiêu điều trị cần thiết.
Có phải những người bị nhờn thuốc rồi thì suốt đời phải chữa bệnh bằng tiêm insulin không ?
Không nhất thiết phải như thế vì vấn đề này còn có liên quan nhiều đến chức năng của insulin trong cơ thể bệnh nhân nữa. Một số người bệnh sau khi dùng insulin chữa trị một thời gian thì khống chế được hàm lượng đường trong máu một cách hết sức ổn định nhưng cũng có trường hợp người bệnh dùng insulin nhưng không cải thiện được là bao. Nguyên nhân là bởi trong cơ thể đã có tình trạng kháng insulin.
Nếu như khả năng bài tiết insulin ở trong cơ thể người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng thì gần như bắt buộc phải sử dụng insulin đến suốt đời. Còn nếu đã có sự đề kháng insulin thì người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định một số phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Người bệnh tiểu đường trong trường hợp nào thì không nên dùng thuốc hạ đường huyết ?
Người bệnh tiểu đường nếu có tiểu sử bị dị ứng với thuốc hạ đường huyết thì không nên sử dụng mà phải tìm loại thuốc khác thích hợp hơn.
Người bệnh tiểu đường thời kỳ thai nghén hoặc đang cho con bú thì không nên dùng thuốc hạ đường huyết. Nếu như không cải thiện được bằng các biện pháp từ ăn uống, tập luyện mà bắt buộc phải dùng thuốc thì chỉ dùng phương pháp chữa trị bằng cách tiêm insulin để tránh những ảnh hưởng không tốt lên thai nhi và con nhỏ.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thân hình béo phì nếu khi uống thuốc vào mà lại bị tăng cân, đã béo lại càng béo thì cần phải đổi loại thuốc điều trị khác. Nếu như đổi thuốc khác mà không có tác dụng thì phải phối hợp một số loại thuốc với nhau.
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nếu chức năng gan thận bị suy giảm thì cũng cần phải cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng để tránh những phản ứng phụ nguy hiểm. Những người bệnh đái tháo đường bị suy giảm chức năng gan nhẹ thì vẫn có thể uống được nhưng nên kèm theo các biện pháp hỗ trợ để bổ gan.
Người bệnh tiểu đường sau kỳ hậu phẫu, bệnh tim mạch cấp tính bị tổn thương nặng, hoặc sau những cơn sốc… thì không nên uống thuốc hạ đường huyết mà thay bằng tiêm insulin để chữa trị.
Những người bệnh tiểu đường tuýp 2 lâu năm hoặc có tạp nhiễm bệnh mạn tính nặng nhưng đang trong thời kỳ bệnh phát triển cấp tính thì cũng không nên uống thuốc hạ đường huyết.
Những người đã điều trị bằng phương pháp luyện tập, kiêng khem ăn uống, qua một thời gian chữa trị thấy có hiệu quả, hàm lượng đường trong máu đã ổn định và kiểm soát được thì không cần thiết phải sử dụng thuốc hạ đường huyết.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể có thể dùng cả insulin và thuốc hạ đường huyết kết hợp để chữa trị. Tuy nhiên không thể dùng thuốc hạ đường huyết để thay thế hoàn toàn cho insulin được.
Những người bệnh tiểu đường đang trong tình trạng bị tạp nhiễm một số bệnh khác hoặc đang bị chấn thương, xơ cứng cơ tim cấp tính, tai biến não hay đang trong thời gian phẫu thuật, trong tình trạng bị sốc thì không nên dùng thuốc.
Người bệnh tiểu đường đang mắc chứng rối loạn hoạt động trao đổi chất, ví dụ như ngộ độc acid hoặc đang trong cơn ngất xỉu thì không nên cho uống thuốc hạ đường huyết.
Người bệnh tiểu đường từ 65 tuổi trở lên, bệnh nhân suy tim, xơ gan, những người nghiện rượu, suy thận hoặc mắc bệnh phổi mạn tính, những người đã từ bị ngộ độc acid lactic… thì đều không nên dùng thuốc hạ hàm lượng đường trong máu vì nếu dùng sẽ có thể dẫn đến hậu quả là ngộ độc acid lactic nguy hiểm đến tính mạng.