Sẩy thai là một tình trạng sản khoa thường xảy ra do những lý do bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát và không ngăn chặn được. Bất cứ người phụ nữ nào khi mang thai đều hy vọng đứa trẻ của mình sẽ sống khỏe mạnh trong bụng cho tới khi được chào đời. Tuy nhiên khi mang thai có một số tình huống không thể lường trước được. Vì vậy phụ nữ phải chuẩn bị cho mình thật tốt các kiến thức về sản khoa, trong đó có cả sẩy thai để có thể trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Sẩy thai là gì?
Sẩy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể tự sống độc lập được. Với khái niệm này, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g
2. Triệu chứng sẩy thai
-
Xuất huyết âm đạo, nhiều hoặc chỉ chút ít
-
Có chất nhờn trong máu rỉ ra từ âm đạo
-
Đau lưng hoặc đau quặn vùng bụng
-
Mất các dấu hiệu có thai như buồn nôn mệt mỏi
3. Các loại sẩy thai
Trên lâm sàng, sẩy thai tự nhiên diễn ra 2 giai đoạn: dọa sẩy thai và sẩy thai
-
Dọa sẩy thai:
+ Ra máu âm đạo (máu đỏ tươi, lẫn ít nhầy, có khi máu đỏ sẫm hay đen, máu ra ít một, liên tiếp), đau bụng (thường không đau bụng nhiều, chỉ có cảm giác tức nặng bụng dưới hay đau âm ỉ vùng hạ vị).
+ Khám: cổ tử cung tím nhưng còn dài, đóng kín, kích thước thân tử cung to tương xứng với tuổi thai.
-
Sẩy thai:
+ Ra máu âm đạo: máu đỏ, lượng nhiều, máu loãng lẫn máu cục
+ Đau bụng: đau bụng nhiều từng cơn vùng hạ vị
+ Khám: cổ tử cung đã xóa, mở, phần dưới tử cung phình to do bọc thai bị đẩy xuống phía cổ tử cung làm cho cổ tử cung có hình con quay, đôi khi sờ thấy bọc thai nằm ở ống cổ tử cung.
4. Thể bệnh sẩy thai
-
Dọa sẩy thai
-
Sẩy thai hoàn toàn
Người bệnh có dấu hiệu của có thai và đang sẩy thai. Sau khi đau bụng, ra máu, thai ra cả bọc, sau đó ra máu ít dần. Khám thấy cổ tử cung đóng, tử cung nhỏ hơn tuổi thai. Siêu âm buồng tử cung sạch.
-
Sẩy thai không hoàn toàn
Người bệnh có dấu hiệu của có thai và đang sẩy thai. Sau khi thấy thai ra rồi vẫn còn đau bụng, còn ra máu kéo dài. Khám cổ tử cung mở và tử cung còn to. Siêu âm có hình ảnh âm vang không đồng nhất trong buồng tử cung.
-
Thai lưu
+ Người bệnh có dấu hiệu của có thai.
+ Có dấu hiệu của thai chết lưu: giảm nghén, ra máu đen kéo dài, khám thấy tử cung nhỏ hơn tuổi thai, siêu âm thấy hình ảnh túi ối méo mó không có âm vang phôi hay có phôi thai nhƣng không thấy hoạt động của tim thai.
+ Có dấu hiệu của dọa sẩy thai, đang sẩy thai, sẩy thai hoàn toàn hay không hoàn toàn.
-
Sẩy thai liên tiếp
+ Được định nghĩa là có hiện tượng sẩy thai tự nhiên ≥ 2 lần.
+ 2 xét nghiệm được khuyến cáo: nhiễm sắc đồ của 2 vợ chồng và hội chứng kháng phospholipid (AntiPhospholipid Syndrome - APS)
5. Nguyên nhân sẩy thai
Sẩy thai tự nhiên có thể có nguyên nhân từ cha mẹ, phôi thai hoặc các yếu tố kết hợp khác bao gồm:
-
Khuyết điểm của trứng hoặc tinh trùng tạo nên một phôi bất thường.
-
Tử cung dị dạng không thể đảm nhiệm được việc mang thai gây nên bởi các bất thường về cấu trúc.
-
U xơ tử cung.
-
Hở eo tử cung, nghĩa là cổ tử cung mở trong khi đáng lẽ phải hoàn toàn đóng kín cho đến lúc chuyển dạ bắt đầu. Thường đây là hậu quả của việc phá thai không đúng kỹ thuật hoặc chuyển dạ nhanh trong 2 lần sinh trước.
-
Bánh nhau kém phát triển; bánh nhau bị suy hoặc phát triển không đầy đủ và vì thế không thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai.
-
Bệnh đái tháo đường không kiểm soát được hoặc cao huyết áp trầm trọng.
-
Không tương hợp nhóm máu Rh
-
Nhiễm trùng của người mẹ- nhiễm khuẩn hoặc nhiễm siêu vi như bệnh giang mai và bệnh hồng ban (bệnh sởi Đức)
-
Có cần đi khám bác sĩ không?
Nếu bạn biết rằng mình có khả năng mang thai hoặc biết mình có thai và có xuất huyết âm đạo hoặc thường hay đau quặn thì bạn phải gọi bác sĩ ngay. Trong khi chờ bác sĩ đến, nằm nghỉ tại giường và gác chân lên cao. Nếu cần, nên dùng băng vệ sinh, không nên rửa đi bất cứ một dịch tiết nào vì bác sĩ cần phải xét nghiệm.
6. Bác sĩ sẽ làm gì?
-
Nếu đe dọa sẩy thai, thì bạn được khuyên nên nằm nghỉ trong 24 giờ vì nằm nghỉ sẽ giúp gia tăng lượng máu đến tử cung.
-
Phụ nữ nội tiết tố kém thường dễ sẩy thai; bạn được khuyên nghỉ ngơi mặc dù việc này không giúp ích được gì.
-
Siêu âm sẽ giúp xác định xem thai còn sống không và phát hiện các mẫu mô còn sót lại bên trong tử cung. Một vài trường hợp sẩy thai gây mất quá nhiều máu nên cần phải truyền máu.
-
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
-
Nếu một phần thai nhi bị sót lại sau sẩy thai thì bạn phải nhập viện nong nạo gắp thai (nạo sót thai).
-
Nếu thai chết lưu thì sẽ được lấy ra bằng phẫu thuật hoặc bằng khởi phát chuyển dạ. Nếu bạn bị sẩy thai nhiều lần và hay lặp lại, bạn cần phải làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.
-
Bạn có thể được chụp X-quang tử cung, vòi trứng để tìm ra bệnh của tử cung và các ống dẫn trứng.
-
Bác sĩ cũng khám nghiệm thai và bánh nhau để điều trị thích hợp cho bạn.
-
Nếu bạn sẩy thai nhiễm trùng, các cơ quan nội tạng đều bị nhiễm trùng thì bạn sẽ được điều trị bằng các liều kháng sinh mạnh để diệt khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho các bà mẹ sẩy thai.
-
Các chất còn sót lại bị viêm nhiễm sẽ là nguyên nhân gây vô sinh cũng cần phải được loại bỏ bằng thủ thuật nạo sót thai.
7. Bạn cần phải làm gì?
-
Dù cho lý do của việc sẩy thai có như thế nào và việc điều trị của bác sĩ ra sao thì hậu quả về mặt tâm lý với sản phụ là vô cùng lớn. Tâm trạng đầu tiên bạn phải vượt qua đó là mặc cảm tội lỗi, đừng tự đổ mọi lỗi lầm lên mình và trốn tránh mọi người. Lo âu là một trong những yếu tố cảm xúc gây ra tình trạng khó thụ thai trong lần kế tiếp. Hãy cố gắng cứ xây dựng một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, nếu bạn không thể vượt qua được cú sốc tâm lý, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị ngay chứ đừng trì hoãn.
-
Bạn có thể quan hệ tình dục trở lại trong khoảng 3 tuần khi không còn xuất huyết và cổ tử cung đóng lại. Và nên chờ ít nhất là hai chu kỳ kinh nguyệt rồi hãy có thai trở lại.
Trên đây là một số thông tin về sẩy thai, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn được những kiến thức bổ ích. Nếu quý độc giả có bất cứ thắc mắc nào vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được hỗ trợ.
Mời các bạn xem thêm: