Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi trời nồm ẩm

Thứ sáu, 10-02-2023 16:35 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trời nồm ẩm như ở miền Bắc nước ta những ngày gần đây là kiểu thời tiết không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người dân, mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh đường hô hấp. Vậy trời nồm ẩm làm gia tăng bệnh đường hô hấp như thế nào và làm sao để phòng ngừa. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

bệnh đường hô hấp khi trời nồm ẩm

Cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi trời nồm ẩm

 

Tại sao khi trời nồm ẩm, bệnh đường hô hấp lại gia tăng?

   Đường hô hấp là một hệ thống cơ quan quan trọng với vai trò cung cấp O2, đào thải độc tố cho cơ thể thông qua hoạt động hít thở. Bộ phận này có sự tiếp xúc trao đổi trực tiếp tới môi trường xung quanh, chính vì thế mà nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí hoặc điều kiện thời tiết.

   Bước sang tháng 2, thời tiết miền Bắc nước ta bắt đầu trở nên ấm hơn và có hiện tượng nồm ẩm kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Thế nhưng điều đặc biệt cần lưu tâm đó là vấn đề sức khỏe.

   Thực tế, năm nào đến mùa nồm ẩm, tỷ lệ bệnh đường hô hấp cũng ghi nhận sự gia tăng rõ rệt, nhất là đối với những đối tượng sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người cao tuổi. Điều này bắt nguồn từ một số lý do:

  • Trời ấm và độ ẩm cao tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển, trong đó phổ biến nhất là các loại gây bệnh hô hấp, thủy đậu, sởi,…
  • Trời nồm ẩm khiến chăn chiếu, quần áo, thực phẩm và rất nhiều đồ vật xung quanh chúng ta dễ bị nấm mốc. Khi hít phải chúng, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
  • Ánh nắng là yếu tố tiêu diệt, kìm hãm tác nhân gây bệnh quan trọng của tự nhiên. Khi trời nồm ẩm, thời tiết có hiện tượng đặc trưng “sáng mưa, trưa tạnh, tối lâm thâm” đúng theo câu tục ngữ của người xưa, mưa rất nhiều, ít nắng vì thế mà virus, vi khuẩn lại càng “hoành hành” hơn.
  • Đồng thời khi ra đường, chúng ta thường xuyên phải đi dưới trời mưa cũng khiến cơ thể khó chịu, giảm khả năng đề kháng, tăng nguy cơ bị bệnh.

 

Trời nồm ẩm

Trời nồm ẩm, sức đề kháng suy giảm, tác nhân gây bệnh gia tăng

 

   Vì vậy, hãy nắm bắt ngay những bệnh đường hô hấp thường gặp nhất trong mùa nồm ẩm này là gì, cũng như những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của bạn tốt hơn nhé.

 

Trời nồm ẩm dễ bị những bệnh đường hô hấp nào ?

Bệnh đường hô hấp trên

   Bệnh cảm cúm:

   Do virus cúm gây ra và thường được chia thành các loại cúm A, cúm B và cúm C. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác thông qua giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời, cúm có thể dễ dàng lây lan và gây ra dịch. Đặc biệt, những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, cơ quan đoàn thể, khu vui chơi,… là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

   Khi trời nồm ẩm, virus cúm phát triển rất mạnh và thực tế có rất nhiều trẻ nhỏ bị cúm trong giai đoạn thời tiết này.

   Một số biểu hiện khi bị cúm có thể kể đến như: Sốt, đau đầu và đau cơ, sổ mũi, ho, đau họng; cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện về đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn,... 

   Bệnh viêm xoang:

   Lớp niêm mạc lót trong lòng xoang bị phù nề, thu hẹp lỗ xoang, ứ chất nhầy dịch mủ do nguyên nhân là vi khuẩn hoặc dị ứng.

 

Nghẹt mũi khó thở do viêm xoang

Nghẹt mũi khó thở do viêm xoang

 

   Khi bị bệnh, bạn có thể thấy xuất hiện những triệu chứng như: Đau nhức vùng xoang bị viêm; chảy dịch xuống mũi hoặc xuống họng tùy vào vị trí viêm xoang. Dịch có màu trắng, xanh hay vàng và có thể có mùi hôi rất khó chịu. Người bệnh nghẹt mũi, khó thở, khó chịu và mệt mỏi, không phân biệt được mùi do bị tổn thương các dây thần kinh khứu giác. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như sốt, chóng mặt khi nghiêng người về phía trước, đau xung quanh vùng mắt, đau khi hắt hơi, chán ăn,...

   Viêm thanh quản:

   Bệnh có thể do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra. Một số triệu chứng bệnh như sau:

  • Ở trẻ em: Sốt, ho, khàn tiếng, thở rít,... Vào ban đêm những triệu chứng sẽ dễ dàng hơn.
  • Ở người lớn: Một số biểu hiện bệnh có thể kể đến như mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ, khàn giọng hoặc mất tiếng, ho, nuốt vướng,...

Bệnh đường hô hấp dưới

   Bệnh viêm phế quản:

   Bệnh do vi khuẩn gây ra sự viêm nhiễm tại phế quản với các triệu chứng thông thường như: Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm; sốt hoặc không sốt; tiết đờm có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè.

   Bệnh viêm phế quản lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc lây qua con đường dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

   Bệnh viêm tiểu phế quản:

   Phần lớn những trường hợp mắc bệnh là do virus hợp bào (RSV) gây ra. Những dấu hiệu của bệnh thường không đặc trưng. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện sau, bạn cần đi khám sớm: ho; sốt ; sổ mũi, nghẹt mũi; nhiều đờm; thở khò khè và thở nhanh; trẻ bú kém.

 

tiểu phế quản

Các tiểu phế quản

 

   Những trường hợp trẻ sinh non hoặc có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh và bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn so với người khác, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ điều trị sớm.

   Viêm phổi:

   Bệnh do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng của bệnh như: Tức ngực, khó thở; cơ thể mệt mỏi; sốt; nôn, tiêu chảy.

 Đối với trẻ còn bú mẹ thì phụ huynh cần đưa con đi khám sớm khi trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt, bỏ bú, khó thở, mệt mỏi,....

 

Cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp mùa nồm ẩm

   Phòng ngừa bệnh đường hô hấp mùa nồm ẩm không khó, chỉ cần thực hiện những phương pháp sau sẽ góp phần hạn chế được sự tấn công của mầm bệnh một cách hiệu quả:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất, đúng bữa và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng như: vitamin C, acid amin, khoáng chất, …

 

thực phẩm giàu vitamin C

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C

 

  • Dùng máy hút ẩm kết hợp lọc không khí giúp làm giảm và duy trì độ ẩm phù hợp để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.
  • Có thể dùng chế độ dry của máy lạnh, điều hòa để cải thiện độ ẩm. Không nên bật quạt vì sẽ khiến không gian nhà ẩm hơn.
  • Thực hiện một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm như hạn chế đi đến những nơi đông người, ít tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sổ mũi,...
  • Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân. Rửa tay sau khi đi về nhà và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên súc miệng để loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn răng miệng. Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nhiều bụi bẩn.
  • Khi mắc bệnh cần đến bệnh viện không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc. Nên nghe theo tư vấn chính thức của bác sĩ và liên hệ với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường để được tư vấn, hướng dẫn kịp thời.
  • Khi chăm sóc người bệnh cần có biện pháp bảo vệ bản thân tránh cho bệnh lây lan trong gia đình: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay chân sạch sẽ,…

   Mong rằng những kiến thức bổ ích trên phần nào giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe bản thân và gia đình, đặc biệt là về các vấn đề bệnh đường hô hấp trong mùa nồm ẩm như hiện tại. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí 0243.766.222 để được tư vấn cụ thể hơn.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222