Mục lục [Ẩn]
Mùa hè là thời gian của những chuyến du lịch, bãi biển, không khí trong lành,… và cả nắng nóng. Nắng nóng mùa hè có thể dẫn đến tình trạng mất nước, đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường. Mất nước làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, và nếu tình trạng mất nước đủ nghiêm trọng sẽ gây ra nhiễm toan ceton do tiểu đường.
Rõ ràng, việc bổ sung đủ nước ở bệnh nhân tiểu đường vô cùng quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải uống nước liên tục cả ngày. Theo Mayo Clinic, 20% lượng nước mà cơ thể chúng ta cần là được bổ sung qua thực phẩm. Sau đây là 6 loại thực phẩm cung cấp nước và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất mà bạn nên biết:
20% nước được bổ sung qua thực phẩm
Cần tây và dưa chuột
Nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm bổ sung nước mà không làm tăng lượng đường huyết, thì các loại rau không chứa tinh bột và đường là một trong những lựa chọn tốt nhất của bạn.
Chuyên gia dinh dưỡng Tracy giải thích:“ Các loại rau không chứa tinh bột rất giàu nước cũng như các vitamin và khoáng chất quan trọng”. Chúng cũng là một nguồn cung cấp nhiều chất xơ, ít calo và carbohydrate hơn các loại thực phẩm khác, rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo một nghiên cứu trước đây, cần tây chứa 90 – 99% nước, dưa chuột chứa 96% nước. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc dưa chuột ép chứa khoảng 16 calo.
Đặc biệt, cần tây cũng chứa các hoạt chất rất có ích cho bệnh tiểu đường như sau:
- Các loại flavonoid (apigenin, luteolin và phenolics): là các chất chống oxy hóa, ngăn cản quá trình oxy hóa gây hại cho tế bào beta đảo tụy - nơi bài tiết chính insulin của cơ thể.
- Quercetin: giúp tăng hấp thu glucose ở gan và kích thích bài tiết insulin giúp hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh đái tháo đường.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng nước ép cần tây 250ml mỗi ngày trước ba bữa ăn vừa có tác dụng bổ sung đầy đủ lượng nước, vừa hỗ trợ giảm đường huyết trong máu ở người lớn tuổi bị đái tháo đường.
Tương tự, dưa chuột cũng là một thực phẩm rất tốt với bệnh nhân tiểu đường nhờ có chỉ số đường huyết (GI) thấp, có tác dụng chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí nghiên cứu dược liệu (Journal of Medicinal Plant Research) cho thấy dưa chuột có thể được sử dụng để kiểm soát và điều trị tiểu đường hiệu quả ở chuột.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các thực phẩm giàu protein kết hợp với cần tây, dưa chuột hoặc các loại rau không chứa tinh bột khác (ví dụ làm salad), việc này sẽ làm giảm tốc độ tăng glucose trong máu sau ăn.
Ớt chuông
Ớt chuông là một loại rau không chứa tinh bột tuyệt vời khác có hàm lượng nước cao, đồng thời nó cũng cung cấp vitamin C và chất xơ.
Chất xơ làm chậm lại tốc độ tăng đường huyết sau ăn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng, những người phụ nữ tiêu thụ hơn 25g chất xơ mỗi ngày và nam giới tiêu thụ hơn 38g mỗi ngày giảm được 20 - 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ớt chuông chứa hàm lượng nước và chất xơ cao
Ớt chuông chứa Anthocyanin ức chế hoạt động men alpha glucosidase ( enzym chuyển hóa cacbonhydrate thành glucose) giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết sau ăn. Thêm nữa, ớt chuông cũng chứa các thành phần chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.
Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một quả ớt chuông xanh cỡ trung bình chứa khoảng 2g chất xơ, cung cấp 24 calo và 5,5g carbs. Thêm vào đó, ớt chuông có hàm lượng nước cao – 94% là nước. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chúng cũng chứa một lượng nhỏ kali, một chất cần thiết để điều chỉnh chức năng tim và thận, dẫn truyền thần kinh và chức năng cơ bắp. Kali cũng là một chất điện giải, một loại chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa trong cơ thể.
Vậy ớt chuông đỏ thì sao? Theo Đại học Tufts, nếu bạn ăn ớt chuông đỏ, bạn sẽ thêm một chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác gọi là beta carotene vào chế độ ăn uống của mình . Beta carotene là một dạng vitamin A và rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.
Rau xanh
Các loại rau xanh, như rau diếp, cũng có tác dụng bổ sung nước rất hiệu quả. Bạn hãy chọn loại rau diếp có màu xanh đậm hơn, loại này chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin hơn so với rau diếp có màu nhạt.
Các loại rau chứa nhiều chất xơ, đây là chất rất tốt trong kiểm soát bệnh tiểu đường vì bản thân nó không làm tăng đường huyết. Hơn nữa, việc ăn chất xơ sẽ làm ruột mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu sau ăn.
Rau chân vịt cũng hỗ trợ bổ sung nước rất tốt với hàm lượng nước cao tương đương với cần tây và khả năng hydrate hóa đáng kinh ngạc. Ngoài ra, rau chân vịt cũng là một nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời. Theo NIH, một cốc nước ép rau chân vịt chứa tới 121% nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn.
Các lựa chọn khác bao gồm cải xoăn và rau arugula. Theo USDA, cải xoăn có các khoáng chất như canxi, kali và magiê, cùng với vitamin A, C và K, và rau arugula chứa canxi, vitamin A và vitamin C.
Cà chua
Cà chua chứa khoảng 95% nước. Theo USDA, một quả cà chua chín kích cỡ trung bình chứa 1,5g chất xơ. Theo NIH, cà chua cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin A, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, tốt cho mắt, da và sự phát triển của tế bào khỏe mạnh.
Cà chua chứa 95% nước
Cà chua cũng chứa lycopene. Lycopene không chỉ mang lại màu đỏ đậm trong cà chua mà còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ các tế bào của bạn, trong đó có tế bào beta đảo tụy.
Theo Khoa tiết niệu của Đại học California ở San Francisco, lycopene được hấp thụ tốt nhất khi cà chua được nấu chín, vì vậy hãy cố gắng ăn cà chua nấu chín ít nhất hai lần một tuần để thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Táo
Nếu bạn đang bị tiểu đường và muốn tìm kiếm thực phẩm bổ sung nước, bạn không nên kiêng hoàn toàn các loại trái cây. Dù trái cây thường chứa một hàm lượng đường tự nhiên nhưng chúng cũng chứa chất xơ. Bạn nên chọn trái cây có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn, ví dụ táo.
Táo là một nguồn bổ sung chất xơ tốt, một quả táo kích cỡ trung bình chứa 4,5g chất xơ.
Đặc biệt, ngoài chứa hàm lượng chất xơ cao, táo còn chứa Polyphenol, là một chất kích thích giải phóng insulin ở tuyến tụy, giúp các tế bào hấp thu đường. Từ đó, ăn táo giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin và hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin hiệu quả.
Quả mọng
Trái cây có hạt là một lựa chọn bổ sung nước, giàu chất xơ tuyệt vời khác, đặc biệt là các loại quả mọng.
Các loại quả mọng vừa giàu chất dinh dưỡng vừa ít calo - ví dụ, tám quả dâu tây vừa chỉ có khoảng 13 g carbohydrate và 53 calo. Chúng còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời như anthocyanin, và rất nhiều vitamin C. Anthocyanin có tác dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết sau ăn.
Mong rằng bài viết sau đây sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường bổ sung được vào thực đơn của mình những loại thực phẩm hữu ích giúp bổ sung nước và kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến số điện thoại miễn cước 0243.766.2222 để được các dược sĩ có chuyên môn giải đáp miễn phí.
XEM THÊM:
- Những thủ phạm không ngờ khiến lão hóa da đến sớm hơn cả chục năm
- Ngỡ ngàng trước 3 lợi ích tuyệt vời của chất xơ với người bệnh tiểu đường