Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Mẹo chống say xe đơn giản có thể bạn chưa biết!

Thứ năm, 18-01-2024 15:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Say xe đặc trưng là cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Nó khiến chúng ta không còn hứng thú, thậm chí ám ảnh với những chuyến di chuyển đường dài. Tuy hiện nay đã có nhiều loại thuốc chống say nhưng phần lớn, người dùng đều cảm thấy mệt, không còn sức lực. Vậy có cách nào khác giúp chống say xe an toàn không?

 

 Chống say xe bằng cách nào?

Chống say xe bằng cách nào?

 

Nguyên nhân nào dẫn đến say xe?

   Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh, bao gồm cả tai trong, mắt và các mô. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, chẳng hạn như đi bộ, não sẽ điều khiển các hoạt động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường đang đi. Từ đó, cơ thể chúng ta có thể đi bộ trong trạng thái thoải mái nhất. 

   Tuy nhiên, nếu các thông tin về hệ thống cảm giác (bao gồm tai trong, mắt, thụ thể áp lực ở da và cơ quan cảm thụ ở khớp) truyền về não bị mâu thuẫn, tình trạng say xe sẽ xuất hiện. Ví dụ như bạn ngồi trong xe ô tô, mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ sẽ thấy khung cảnh tĩnh, không chuyển động, còn tai trong lại gửi tín hiệu lên não rằng cơ thể đang cử động. Tình trạng xung đột tín hiệu giữa mắt và tai là nguyên nhân gây ra triệu chứng say xe.

   Triệu chứng say xe thường xuất hiện đột ngột, với mức độ khác nhau bao gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa, vã mồ hôi… Chúng sẽ giảm bớt hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tình trạng mệt mỏi kéo dài đến ngày hôm sau.  

 

Một số loại thuốc chống say xe thường gặp

   Các thuốc thường được sử dụng để chống say xe gồm có:

  • Promethazine: Uống trước 2 tiếng khi đi xe, hiệu quả kéo dài trong 6-8 giờ. Thuốc dễ gây buồn ngủ, khô miệng.
  • Scopolamine: Bạn cần uống thuốc này trước khi các triệu chứng xuất hiện. Thuốc cũng có dạng miếng dán được dán sau tai 6-8 giờ trước khi di chuyển.
  • Cyclizine: Hiệu quả nhất khi dùng ít nhất 30 phút trước khi đi và không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

 

Có nhiều loại thuốc chống say xe khác nhau

Có nhiều loại thuốc chống say xe khác nhau

 

  • Meclizine: Hiệu quả nhất khi dùng 1 giờ trước khi đi và không được khuyến cáo cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Dimenhydrinate: Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Với đối tượng từ 13 tuổi trở lên, liều đầu tiên phải uống khoảng 30 phút trước khi khởi hành, dùng 50 - 100mg/lần, cách 4 - 6 giờ khi cần thiết, không quá 400 mg/ngày. Còn trẻ nhỏ từ 6 - 12 tuổi, dùng 25 - 50mg/lần, cách 6 - 8 giờ khi cần và tối đa 150 mg mỗi ngày.

   Các thuốc trên hầu như đều tác động làm người dùng buồn ngủ và ngủ mê man. Qua đó, cảm giác say xe sẽ dịu bớt. Tuy nhiên, chúng đều nhiều tác dụng phụ, khiến người dùng mệt mỏi, mất năng lượng. Vậy có cách nào khác chống say xe an toàn hơn không?

 

Mẹo chống say xe an toàn và hiệu quả

   Để chống say xe hoặc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, bạn nên áp dụng một số mẹo sau:

Chọn chỗ ngồi thuận lợi

   Vị trí ngồi trên phương tiện khá quan trọng, giúp bạn giảm nguy cơ say xe hơn. Bạn lưu ý tránh những chỗ ngồi ở cuối cùng hoặc ngồi quay mặt về phía sau so với hướng phương tiện di chuyển. Thay vào đó, bạn nên chọn vị trí ngồi cho cảm giác ít chuyển động nhất, chẳng hạn như:

  • Trên xe khách: Chọn vị trí ngồi gần phía đầu xe.

 

 Bạn nên ngồi vị trí gần đầu xe để hạn chế say xe

Bạn nên ngồi vị trí gần đầu xe để hạn chế say xe

 

  • Trên tàu hỏa: Chọn vị trí ngồi gần về đầu tàu, mặt hướng về phía trước so với hướng tàu di chuyển và nên ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên thuyền: Chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, ngang gần với mực nước.
  • Trên máy bay: Chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là chỗ ở phía trước so với cạnh trước của cánh máy bay. Khi máy bay cất cánh, bạn hãy chỉnh luồng thông khí hướng vào mặt.

Phóng tầm mắt ra xa

   Khi phương tiện di chuyển, bạn nên điều chỉnh mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn vào một vật tĩnh, chẳng hạn như:

  • Nhìn đường chân trời.
  • Nhìn xa.
  • Không đọc sách, báo, sử dụng điện thoại khi đang di chuyển.

Nghe nhạc

   Các chuyên gia nhận ra rằng, âm nhạc là giải pháp giúp giảm đau đầu khi say xe. Việc tiếp nhận loại nhạc yêu thích, hệ thần kinh sẽ được kích thích. Lúc này, hormone hạnh phúc như dopamin, serotonin được cơ thể tiết ra sẽ giúp dịu căng thẳng, tạo cảm giác sảng khoái. Còn hormone endorphin giúp giảm đau tự nhiên, cải thiện chứng đau đầu.

 

Nghe nhạc giúp bạn thoải mái hơn

Nghe nhạc giúp bạn thoải mái hơn

 

   Ngoài ra, khi nghe nhạc, não bộ bị đánh lạc hướng, tập trung cảm nhận giai điệu bài hát mà quên đi triệu chứng liên quan đến đau đầu, buồn nôn do say xe. Theo đó, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

   Bạn có thể lựa chọn bài nhạc bản thân yêu thích hoặc nhạc thư giãn không lời, tiết tấu chậm, giai điệu lặp lại. Các bản nhạc đa dạng âm thanh từ thiên nhiên như sóng vỗ, nước chảy, tiếng mưa cũng rất phù hợp để thư giãn tinh thần.

Nhắm mắt và ngủ

   Say xe xảy ra do tín hiệu từ tai trong và mắt bị xung đột, không khớp với nhau. Vì vậy, khi bạn nhắm mắt lại, não bộ sẽ chỉ nhận phần lớn tín hiệu từ tai trong, không có xung đột nên giảm bớt được nguy cơ say xe. 

   Đồng thời khi nhắm mắt, bạn có thể lim dim ngủ, thậm chí ngủ say càng tốt. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn chống say xe hiệu quả.

Trị liệu bằng hương thơm

   Bạn nên hít mùi hương bạc hà, gừng, chanh hoặc oải hương để giảm say xe. Nghiên cứu năm 2012, đăng trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung cho thấy, mùi hương của những loại thực vật này có tác dụng chống buồn nôn, tốt cho người say xe. Nếu không có tinh dầu, bạn có thể ngậm kẹo cứng với hương vị tương ứng.

Một số lưu ý khác

  • Giữ vững đầu, thả người tựa vào lưng ghế, tránh lắc lư.
  • Không hút thuốc lá, không ngồi gần người hút thuốc.
  • Tránh các mùi mạnh, các thức ăn nhiều gia vị và đồ uống có cồn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm các mẹo chống say xe. Dù không phải lúc nào chúng ta cũng cần di chuyển đường dài, thế nhưng khi có sẵn những mẹo đó, bạn sẽ giảm bớt được nỗi ám ảnh say xe. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Tags: say xe
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222