Tiểu không tự chủ là một vấn đề xảy ra rất phổ biến hiện nay và người bệnh thường lúng túng trong việc tìm cách giải quyết. Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi đến sự thôi thúc đi tiểu rất bất ngờ và mạnh. Tiểu không tự chủ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, vì thế nếu bạn đang bị tình trạng này thì đừng ngần ngại đi khám bác sĩ ngay nhé.
Trong hầu hết trường hợp, thay đổi lối sống đơn giản hoặc điều trị y tế có thể giảm bớt sự khó chịu hoặc ngừng tiểu không tự chủ.
Phân loại tình trạng tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do tăng áp lực. Đây là chảy nước tiểu khi bị gây áp lực vào bàng quang khi ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hay nhấc một cái gì đó nặng. Tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra khi các cơ thắt bàng quang bị suy yếu. Ở phụ nữ, những thay đổi vật lý của cơ thể phát sinh từ khi sinh con, mang thai và thời kỳ mãn kinh có thể gây ra tiểu không tự chủ. Ở nam giới, loại bỏ tuyến tiền liệt có thể dẫn tới tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ cấp bách. Đây là thôi thúc mãnh liệt đột ngột đi tiểu, tiếp theo là tiểu không tự chủ. Và khi cơ bàng quang co có thể cung cấp cảnh báo chỉ cho phép một vài giây đến một phút để đi tiểu. Với tiểu không tự chủ cấp bách, có thể cần phải đi tiểu thường xuyên, bao gồm cả vào ban đêm. Bệnh có thể được gây ra bởi nhiễm trùng đường tiểu, chất kích thích bàng quang, các vấn đề đường ruột, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, đột quỵ, bị thương hoặc thiệt hại hệ thống thần kinh liên quan với bệnh đa xơ cứng. Nếu không có nguyên nhân, tiểu không tự chủ cấp bách cũng được gọi là hoạt động quá mức bàng quang.
Tiểu không tự chủ tràn. Đây là loại tiểu không tự chủ có thể xảy ra ở những người có bàng quang bị hư hỏng, niệu đạo bị chặn hoặc tổn thương thần kinh và bệnh tiểu đường ở nam giới, có vấn đề về tuyến tiền liệt.
Tiểu không tự chủ hỗn hợp. Nếu có những triệu chứng nhiều hơn một loại tiểu không tự chủ, chẳng hạn như tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ cấp bách, gọi là tiểu không tự chủ hỗn hợp.
Tiểu không tự chủ chức năng. Nhiều người cao niên, đặc biệt là người nằm trong nhà lâu ngày, tiểu không tự chủ đơn giản chỉ vì suy giảm về thể chất hoặc tinh thần. Điều này được gọi là tiểu không tự chủ chức năng.
Nguyên nhân bệnh tiểu không tự chủ
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu không tự chủ bao gồm:
- Tiểu không kiểm soát khi gắng sức sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc, cắt bàng quang tận gốc, xạ trị để điều trị ung thư tuyến tiền liệt...
- Tiểu không kiểm soát, tiểu gấp do các cơn co thắt bàng quang mạnh hơn kháng lực của cơ thắt. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
• Các vấn đề về ruột, chẳng hạn như táo bón
• Viêm tuyến tiền liệt
• Một số bệnh thần kinh ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh từ não, chẳng hạn như bệnh Parkinson hoặc đột quỵ
• Sỏi thận hoặc bàng quang
• Sự tắc nghẽn do ung thư tuyến tiền liệt hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH)
- Tiểu không kiểm soát do tràn đầy: Do bướu tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn niệu đạo, cơ bàng quang co bóp yếu hoặc không co bóp khi cần.
-Các nguyên nhân khác bao gồm.
• Hẹp niệu đạo
• Thuốc, như thuốc chống dị ứng
• Tình trạng thần kinh, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc đa xơ cứng
Những biến chứng của tiểu không tự chủ
Khi gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ mà không điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như sau:
• Biến chứng về da: Tiểu không tự chủ có thể dẫn tới phát ban, nhiễm trùng da và viêm loét.
• Nhiễm trùng tiết niệu: Tiểu không tự chủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
• Ảnh hưởng tới hoạt động: như bị hạn chế tập thể dục, đồng thời bệnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Chữa bệnh tiểu không tự chủ không phẫu thuật
Để chữa bệnh đi tiểu không tự chủ do áp lực, biện pháp thay đổi lối sống được áp dụng trước tiên. Chẳng hạn, những cách sau đây giúp giảm số lần bị són tiểu, bao gồm:
• Điều chỉnh lượng nước uống hợp lý
• Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích. Ví dụ: Cà phê và các chất có chứa cafein...
• Ngừng hút thuốc
• Giảm cân.
Các lựa chọn không phẫu thuật khác có thể kể đến như
• Các bài tập cho cơ xương chậu (bài tập Kegel)
• Vật lý trị liệu
• Liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback)
• Sử dụng vòng nâng
• Sử dụng tampon.
Lưu ý: Việc áp dụng các biện pháp không phẫu thuật chỉ là bổ trợ thêm hoặc ngăn ngừa, không có tính quyết định cho biện pháp điều trị chính thức, mọi biện pháp được áp dụng chỉ nên được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ
Có nhiều phương pháp, nhưng hiện nay phương pháp điều trị mới nhất, hiện đại nhất, hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh lý tiểu không kiểm soát khi gắng sức đó chính là phẫu thuật
Khi quyết định phương pháp phẫu thuật để chữa trị tiểu không tự chủ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau đây:
• Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống người bệnh
• Tuổi tác
• Kế hoạch sinh con trong tương lai
• Lối sống hiện tại
• Bệnh lý vùng sàn chậu - tiểu khung kết hợp
• Tiền sử bệnh (nếu bạn đã thực hiện xạ trị ung thư ở vùng chậu hoặc đã từng phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ)
• Tình hình sức khỏe tổng quát
• Nguyên nhân tiểu không tự chủ.
Bạn hãy luôn yên tâm là trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích đạt được và các rủi ro của từng lựa chọn điều trị để đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho bạn.
Khi cơ thể gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1044 miễn cước để các dược sĩ của chúng tôi tư vấn thêm.