Mục lục [Ẩn]
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh gây các biểu hiện đặc trưng gồm thở khò khè, khó thở, suy hô hấp,.. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, trái lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là gì?
Tiểu phế quản là các ống dẫn khí nhỏ trong phổi, đường kính chỉ dưới 2mm. Bộ phận này có vai trò kiểm soát các luồng không khí lưu thông trong phổi. Viêm tiểu phế quản là tình trạng tiểu phế quản bị tổn thương do virus, khiến bộ phận này sưng lên gây tắc nghẽn và ngăn chặn không khí lưu thông khiến trẻ cảm thấy khó thở.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Thời điểm dễ bùng phát dịch là vào mùa đông và thời gian đầu của mùa xuân do thời tiết ở miền Bắc lạnh và ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Bệnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy, giọt bắn khi trẻ bị bệnh ho hay hắt hơi,...
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ
Virus là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Trong đó, loại virus gây bệnh thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV). Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh chóng, do đó rất dễ bùng phát thành dịch. Đối với các trẻ trên 2 tuổi, khi nhiễm loại virus này, các biểu hiện thường nhẹ. Ngược lại, đối với các trẻ dưới 2 tuổi, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở dạng nặng hơn.
Ngoài ra, một số tác nhân khác như Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza, siêu vi trùng ở người và vi khuẩn cũng gây ra bệnh lý này nhưng hiếm gặp hơn.
Những trẻ nào có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản?
Những trẻ dưới đây có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao hơn trẻ khác:
- Trẻ sinh non.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trong đó, những trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn cả.
- Các trường hợp trẻ sống trong khu vực đang bùng phát dịch cúm hoặc một số bệnh về hô hấp do virus RSV.
- Trẻ có anh chị em bị viêm tiểu phế quản.
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải thuốc lá thụ động.
- Trẻ bị bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh hay suy giảm hệ miễn dịch.
- Không được bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Trẻ đã từng mắc một số bệnh như viêm mũi họng hay viêm amidan,…
Trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao.
Dấu hiệu viêm tiểu phế quản ở trẻ
Triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản khá giống với cảm lạnh thông thường (sổ mũi, ho nhẹ, sốt). Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ho nhiều, ho dữ dội, nôn mửa khi ho.
- Sốt cao kéo dài, trên 3 ngày, mệt mỏi.
- Thở khò khè;
- Khó thở, môi, đầu ngón tay có màu hơi xanh;
- Thở nhanh hơn bình thường;
- Cổ, ngực hơi lõm vào rõ ràng khi trẻ hít thở;
- Tiêu chảy;
- Mất nước, khó uống nước
Biến chứng viêm tiểu phế quản
Biến chứng của viêm phế quản nặng có thể bao gồm:
- Ngưng thở (thường gặp ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu đời).
- Tràn khí màng phổi.
- Viêm phổi ở trẻ.
- Viêm tai giữa.
- Rối loạn chức năng hô hấp và suy hô hấp.
Điều trị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản nhẹ
Các bậc phụ huynh có thể chăm sóc con tại nhà bằng những phương pháp sau:
- Bổ sung đủ nước cho trẻ, tránh mất nước.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, không bỏ bữa.
- Vệ sinh mũi và miệng của trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Vệ sinh tai cho trẻ hằng ngày.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa và các mùi kích thích khác.
- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi các triệu chứng của trẻ.
- Cho trẻ tái khám định kỳ.
Viêm tiểu phế quản nặng
Khi trẻ có biểu hiện nặng cần đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chăm sóc, điều trị theo phác đồ phù hợp. Các biện pháp y tế thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ gồm:
- Truyền tĩnh mạch để bù nước và điện giải cho trẻ nếu trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng do không uống được nước.
- Sử dụng máy thở để giúp trẻ thở dễ dàng hơn, ổn định nhịp thở;
- Hút dịch nhầy từ mũi và miệng của trẻ để, giúp trẻ dễ thở, không khí lưu thông dễ dàng;
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau; kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn
Hút dịch từ mũi và miệng của trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.
XEM THÊM: