Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những điều cần biết về bệnh Alzheimer

Thứ năm, 14-11-2019 13:44 PM

 

Bệnh Alzheimer là gì? Là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, bệnh gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não  và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ, chức năng tâm thần.

 

1) Đối tượng nào dễ bị Alzheimer nhất?

         Đây là bệnh gây tử vong ở người lớn tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay, có khoảng 4 triệu người Mỹ, hơn 8 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Những yếu tố sau đây góp phần tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer:

         Giới tính: Phụ nữ dễ bị bệnh hơn nam giới.

         Tuổi: Là yếu tố nguy cơ lớn nhất, bắt đầu từ tuổi 65 thì mỗi 5 năm có gấp đôi số ca bị Alzheimer. Vào tuổi 85 thì có phân nửa số người bị bệnh Alzheimer.

         Dân tộc: Mỗi dân tộc có tần suất mắc bệnh Alzheimer khác nhau. Người da trắng ít mắc bệnh hơn người Mỹ gốc Phi hay Tây Ban Nha. Người châu Á cũng ít mắc bệnh hơn người ở nơi khác. Ngoài ra, người ta còn cho rằng bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường, thí dụ người Nhật sống tại Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Nhật sống tại Nhật.

         Hội chứng Down: Người bị chứng này sẽ bị Alzheimer khi sống đến 40 tuổi, những bà mẹ sinh con bị Down sẽ có nguy cơ cao bị Alzheimer.

         Cao huyết áp, tăng cholesterol máu: Nhiều nghiên cứu cho thấy người có huyết áp tâm thu cao hay tăng cholesterol máu sẽ có nguy cơ cao bị Alzheimer.

 

2) Những nguyên nhân dẫn đến Alzheimer

a) Yếu tố sinh học của não bộ

         Nhờ có tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hình ảnh học, người ta đã phát hiện người bị Alzheimer có sự mất tế bào thần kinh, giảm thể tích những vùng não bộ chi phối trí nhớ, vùng đảm nhận tâm thần kinh. Dưới kính hiển vi điện tử, khi xem xét mô não bộ của người mắc bệnh Alzheimer, về phương diện tế bào học các nhà khoa học phát hiện não bộ có tổn thương về mặt sinh học, đó là sự thoái hóa của các sợi dây thần kinh, hay bị tổn thương chỉ còn là những ống nhỏ ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh. Vấn đề này liên quan đến 1 loại protein với tên là Tau. Tiếp đến là sự xuất hiện của protein có tên là Beta Amyloid, chúng không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo. Ở bệnh nhân Alzheimer, những chất này nằm xung quanh các tế bào thần kinh chết, 1 loại protein có tên Amyloid precursor (APP) cũng tổn tại ở đây giúp cho hoạt động hủy hoại tế bào thân kinh của Beta Amyloid. Sự có mặt quá nhiều của Beta Amyloid sẽ làm giảm chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine cần thiết cho trí nhớ. Beta Amyloid cũng ngăn chặn sự vận chuyển ion kali, natri, calcium qua màng tế bào (giúp cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh). Ngoài ra, còn có vai trò của 1 số chất protein khác như: mảng AMY (giống beta Amyloid), ERAB (endoplasmic- reticulum associated binding protein), Par-4 (prostate apoptosis response-4).

 

b) Sự oxy hóa, đáp ứng viêm

         Rất nhiều nghiên cứu đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tại sao Beta Amyloid lại gây tổn thương não bộ đối với bệnh Alzheimer, đã phát hiện ra sự xuất hiện của các gốc oxy tự do. Sự xuất hiện nhiều chất này sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh. Thật ra sự có mặt của các chất oxy hóa là sản phẩm của hầu hết những phản ứng hóa học trong cơ thể con người nhưng với 1 lượng dư thừa sẽ gây hại (chất oxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh ung thư, mạch vành).

 

c) Yếu tố gen

         Các gen đóng vai trò gây khởi phát muộn Alzheimer là ApoE2, ApoE3, ApoE4. Còn những đột biến gen PS1, PS2 hay gene kiểm soát APP sẽ làm cho bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn.

         Giảm hormone sinh dục nữ: Sự giảm estrogen sau mãn kinh có liên quan rõ rệt đến giảm trí nhớ, sa sút tâm thần.

         Yếu tố môi trường: Nhiễm trùng, nhiễm kim loại (người ta phát hiện kẽm, đồng tích tụ trong mô não bộ người bị Alzheimer), môi trường điện từ trường, nhiễm độc...

         1 số yếu tố khác đã được xác định có liên quan Alzheimer là homocysteine, sự thiếu hụt vitamin nhóm B, trầm cảm, chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém, học vấn thấp...

 

3) Triệu chứng của bệnh Alzheimer

         Đó là sự mất trí nhớ, đây là triệu chứng mới nhất, sớm nhất của Alzheimer ở người lớn tuổi với 1 số biểu hiện cần quan tâm:

  • Khó khăn trong việc đi đứng.

  •  Mất trí nhớ hoàn toàn.

  • Mất tập trung.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

        

         Bác sĩ chuyên khoa có thể phân biệt được triệu chứng này trên người bình thường hay của bệnh Alzheimer. Ví dụ như: Người lớn tuổi bình thường không bị giảm kỹ năng ngôn ngữ, người bị Alzheimer lại bị khó khăn trong việc hoàn thành câu hay tìm 1 từ đúng, không có khả năng hiểu nghĩa của từ, giao tiếp không hoạt bát, người lớn tuổi bình thường không bị giảm khứu giác nhưng người Alzheimer bị giảm nên thường bị sụt cân nhiều, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi...

         Ngoài khám bệnh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên điện não đồ, hình ảnh học (CT Scan, MRI, SPECT, PET...), xét nghiệm máu, dịch não tủy, test thử khứu giác...

 

4) Phương pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer Bạn đã biết?

 

 

phòng bệnh alzheimer

 

 

         Việc phòng ngừa bệnh chủ yếu là hạn chế các yếu tố nguy cơ:

 

a) Liệu pháp hormone thay thế cả ở nam, nữ: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cùng ghi nhận kết quả ở phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormone đều giảm được triệu chứng sa sút trí tuệ. DHEA (dehydroepiandrosterone) dùng chống lão hóa ở nữ cũng làm giảm nguy cơ Alzheimer. Ở nam giới thì liệu pháp thay thế bằng testosteron có hiệu quả giống nữ giới.

 

b) Thuốc kháng viêm không steroid: Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng các thuốc kháng viêm loại này sẽ chống lại sự tích tụ Beta Amyloid trong não bộ.

 

c) Statin: Đây là thuốc làm giảm cholesterol máu. 1 vài nghiên cứu cho thấy những người dùng statin giảm được 70% nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

 

d) Chế độ ăn uống:

 

         Dầu mỡ: 1 nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy có mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ, chế độ ăn nhiều chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, cholesterol. Tuy nhiên chất béo dạng omega-3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não bộ. Người ta khuyến cáo năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới 30% tổng nhu cầu hàng ngày.

         Đậu nành: Có chứa 1 thành phần giống estrogen. Trên động vật thí nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Đậu nành đặc biệt tốt cho phụ nữ sau mãn kinh.

         Vaccine: Người ta dùng vaccine kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu tiêu hủy các phân tử Beta Amyloid. Đây là 1 cách phòng ngừa tốt nhất nếu nghiên cứu thành công.

         Rau quả sậm màu: Có tác dụng bảo vệ não bộ, chống lại sự lão hóa.

         Rượu: Nếu dùng lượng vừa phải (1 đến hai ly mỗi ngày) thì có tác dụng tốt bảo vệ não bộ do kích thích phóng thích acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer). Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại, đặc biệt phụ nữ uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vú, không được dùng khi có thai.

         Tập thể dục: Cho thấy giúp giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer  khi nghiên cứu trên số lượng lớn người lớn tuổi, trong thời gian dài.

         Folate, vitamin B12: Sẽ làm giảm homocysteine (chất làm tăng nguy cơ Alzheimer, bệnh tim mạch).

         Vitamin chống oxy hóa: Chủ yếu là vitamin E, C, chống sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào.

 

   Trên đây là những điều chúng ta cần biết về bệnh Alzheimer, căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng gia tăng, và khi đã bị bệnh sẽ trở thành gánh nặng không chỉ gia đình mà toàn xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa để giảm thiểu tối đa căn bệnh này là thực sự cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222