Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

Thứ ba, 18-06-2024 16:24 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo Dữ liệu ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan) khảo sát và ghi nhận hàng năm, số người ung thư ở Việt Nam tăng 2,6 lần trong hơn hai thập kỷ, đến nay mỗi năm vượt 180.000 ca mắc mới.

 

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

 

Số ca mắc ung thư tại Việt Nam đang tăng dần theo từng năm

    Tại Việt Nam, dữ liệu ung thư được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan) khảo sát và ghi nhận hàng năm, công bố gối đầu. Hiện nay, số liệu mới nhất được ghi nhận là Globocan 2022, công bố năm 2023.

   Theo dữ liệu này, số liệu ung thư  ở Việt Nam tăng 2,6 lần trong hơn hai thập kỷ, cụ thể:

  • Năm 2000, Việt Nam ghi nhận hơn 68.000 ca mắc mới ung thư.
  • Năm 2022, số ca ung thư được ghi nhận vượt 182.000 ca, tức tăng gấp 2,6 lần trong 22 năm.

    Không những vậy, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam được ghi nhận trong Globocan 2022  lên đến hơn 122.000 người, thuộc nhóm nước tử vong do ung thư cao trên thế giới trong khi tỷ lệ mắc mới ở mức trung bình.

   Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến điều này do ở Việt Nam, bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, 5 loại ung thư đang dẫn đầu tại Việt Nam là vú, gan, phổi, dạ dày và trực tràng. Ngoại trừ ung thư vú (nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là hơn 90%) thì 4 loại ung thư còn lại trong số này đều rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ung thư gan, phổi. Trong khi đó, ung thư chủ yếu ở châu Âu là ung thư da, đây là loại ung thư ít nguy hiểm.

 

Việt Nam có tỷ lệ ung thư trung bình nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư cao.

Việt Nam có tỷ lệ ung thư trung bình nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư cao.

 

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

   Một số nguyên nhân khiến ung thư ở Việt nam tăng là:

  • Dân số tăng: Dân số Việt Nam đã tăng lên rất nhiều sau 22 năm, do đó số ca mắc bệnh cũng tăng lên.
  • Tuổi thọ tăng: Tuổi càng cao, thời gian tích tụ và phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường thay đổi, ô nhiễm không khí, nước,...
  • Các thói quen không tốt: Các thói quen như rượu bia, thuốc lá, ăn uống, sinh hoạt không điều độ là tác nhân gây ung thư. Chẳng hạn, khẩu phần ăn ít rau quả, quá nhiều đạm mỡ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và nhiều ung thư khác. Tiêu thụ nhiều dưa muối chứa nitrat, nitrit dễ gây ung thư thực quản, dạ dày. Ăn thực phẩm mốc chứa aflatoxin gây ung thư gan.
  • Người dân quan tâm tới sức khỏe hơn, chủ động đi khám, tầm soát, nhờ đó, nhiều người phát hiện sớm ung thư.

 

Một số biện pháp phòng chống ung thư

   Để phòng chống ung thư, bạn cần lưu ý:

  • Bỏ thuốc lá:Thuốc lá là tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc của  hầu hết các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư tụy, ung thư bàng quang, ung thư thận… Không chỉ vậy, người sống trong môi trường nhiều khói thuốc (hay còn gọi hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ mắc ung thư cao.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cơ thể cân đối: Mỗi ngày hãy cố gắng dành thời gian tập luyện khoảng 30 phút hoặc mỗi tuần khoảng 75-150 phút. Duy trì cơ thể cân đối không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn giúp phòng ngừa ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng, thận...
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, sử dụng thực phẩm mốc hoặc nhiều  thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời: Tia cực tím như UVA, UVB, UVC có trong ánh nắng mặt trời có thể làm cháy nắng, tổn thương và gây ung thư da.
  • Tránh những hành vi có nguy cơ gây ung thư: Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm virus như HPV và HIV cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ: Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt những người có nguy cơ cao giúp phát hiện các mầm mống ung thư trong cơ thể ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

 

Các biện pháp phòng chống ung thư.

Các biện pháp phòng chống ung thư.

 

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được một số nguyên nhân và một số biện pháp để phòng tránh ung thư. Việc áp dụng hiệu quả các cách phòng tránh ung thư như: lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và chất béo bão hòa… giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Tags: ung thư
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222