Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Nguy cơ mù lòa do bệnh zona thần kinh mắt

Thứ ba, 21-11-2023 16:17 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, bệnh zona thần kinh sẽ gây triệu chứng đau rát, mụn rộp tại chỗ, không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, zona xuất hiện ở mắt sẽ làm loét giác mạc, gây mù mắt. Vậy zona thần kinh mắt điều trị như thế nào?

 

Cảnh báo: Nguy cơ mù lòa do bệnh zona thần kinh mắt

Cảnh báo: Nguy cơ mù lòa do bệnh zona thần kinh mắt

 

Cảnh báo: Nguy cơ mù lòa do bệnh zona thần kinh mắt

   Bệnh zona do virus Varicella-Zoster gây ra. Loại virus này cũng là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Thông thường, người mắc bệnh thủy đậu đã khỏi nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể ở dạng ngủ đông. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ hoạt động trở lại, nhân lên và phát triển lan ra các đầu dây thần kinh cảm giác. Theo đó, virus gây tổn thương niêm mạc, da, gây bệnh zona.

   Có khoảng 10 % đến 20% bệnh nhân bị zona ở xung quanh mắt. Triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Phát ban phồng rộp trên mí mắt, trán, một bên mũi.
  • Đau rát hoặc nhói trong mắt.
  • Đỏ xung quanh và trong mắt
  • Chảy nước mắt
  • Kích ứng mắt, nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn mờ.
  • Sưng mí mắt, võng mạc

   Nếu không điều trị sớm, virus sẽ tấn công các cấu trúc của nhãn cầu, gây viêm loét, tổn thương giác mạc, viêm màng bồ đào. Hậu quả là người bệnh bị giảm hoặc mất thị lực, dẫn đến mù lòa.

 

Nốt phồng rộp ở trên mí mắt của người bệnh zona thần kinh mắt

Nốt phồng rộp ở trên mí mắt của người bệnh zona thần kinh mắt

 

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh zona thần kinh mắt

   Để chẩn đoán zona thần kinh mắt, bác sĩ sẽ quan sát phát ban trên mí mắt, da đầu và cơ thể. Đồng thời, người bệnh được lấy mẫu chất lỏng, xét nghiệm tìm virus varicella-zoster.

   Một số chỉ định khác bao gồm kiểm tra giác mạc, ống kính, võng mạc, các bộ phận khác của mắt. Dựa vào kết quả xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, rồi đưa ra hướng điều trị phù hợp.

   Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt là dùng thuốc kháng virus như: Acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir), valacyclovir (Valtrex). Chúng có tác dụng ngăn chặn virus lây lan, giảm đau, giúp các mụn nước và phát ban lành nhanh hơn.

   Để giảm sưng ở mắt, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân dùng thuốc steroid dưới dạng viên uống hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu có triệu chứng đau nhức dây thần kinh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.

   Đối với trường hợp bị suy giảm miễn dịch hoặc có những tổn thương da lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm acyclovir.

   Phát ban zona sẽ lành trong vòng một đến ba tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng quanh mặt và mắt đôi khi có thể mất đến vài tháng. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh vài ngày một lần. Sau khi được điều trị nhiễm trùng, bệnh nhân cần gặp bác sĩ nhãn khoa cứ sau 3 đến 12 tháng để kiểm tra tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề khác nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực.

 

Một số bệnh nhân cần dùng thuốc nhỏ mắt để giảm sưng

Một số bệnh nhân cần dùng thuốc nhỏ mắt để giảm sưng

 

Cách chăm sóc vùng da bị tổn thương do zona thần kinh mắt

   Để vết thương nhanh phục hồi, bạn nên:

  • Tuyệt đối không chạm/sờ/gãi/cào vào vùng tổn thương do zona ở mắt gây ra. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mụn nước bị vỡ/rỉ dịch, phòng ngừa virus lây lan theo dịch vào trong giác mạc, gây viêm loét, hoại tử và mù lòa.
  • Luôn giữ cho vùng da bị tổn thương sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước và xà phòng lành tính/chất khử trùng, tránh cọ xát mạnh, nên sử dụng khăn mềm để lau khô.
  • Bôi dung dịch màu Millian (thuốc tím), hồ nước (hóa dược) hoặc Castellani nhằm đẩy nhanh quá trình làm khô vết thương.
  • Trong trường hợp zona thần kinh mắt có biểu hiện nhiễm khuẩn, có thể sử dụng mỡ Acyclovir để hỗ trợ làm lành vết thương.
  • Để giảm đau, người bệnh có thể chườm mát nhẹ nhàng lên khu vực tổn thương.

 

Một số lưu ý khi bị zona thần kinh mắt

  • Ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương. Thậm chí, thị lực sẽ suy giảm nghiêm trọng do giác mạc của người bệnh vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, bạn cần ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên tái khám bác sĩ để kiểm tra vùng da bị tổn thương, từ đó có thể sớm nhận biết sự thay đổi và tình trạng bệnh, đồng thời sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
  • Dừng hẳn việc trang điểm, chăm sóc da mặt bằng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm trong thời gian bị zona ở mắt. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

 

Không sử dụng sản phẩm mỹ phẩm trong khi bị zona ở mắt

Không sử dụng sản phẩm mỹ phẩm trong khi bị zona ở mắt

 

  • Tạm thời ngưng sử dụng kính áp tròng, hạn chế sử dụng kính cận, kính lão… Bởi lẽ, zona ở mắt khiến giác mạc vô cùng nhạy cảm, sử dụng kính có độ sẽ khiến mắt trở nên nhạy cảm, mỏi và nhức hơn. Đồng thời, việc đeo gọng kính có thể cọ xát mụn nước, làm tổn thương nặng hơn.
  • Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu để tránh lây lan virus. Đối với người chăm sóc bệnh nhân, cần đeo găng tay cao su và đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng như khăn mặt, khăn tắm, ly uống nước, bàn chải đánh răng, quần áo, chăn mền, chén, thìa, đũa,… với người khác.
  • Khi vết thương đã đóng vảy, người bệnh có thể thoa nhẹ một lớp mỏng kem dưỡng từ thiên nhiên lên vùng bọng mắt và nhỏ nước mắt nhằm ngăn chặn nứt nẻ, hạn chế khô giác mạc.

 

Cách phòng bệnh zona thần kinh mắt

   Cách phòng ngừa bệnh zona nói chung và zona thần kinh mắt nói riêng bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh zona, nhất là khi họ vẫn còn vùng da tổn thương, có mụn nước chưa khô và còn dịch. Virus từ dịch tiết từ mụn nước có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, gây ra bệnh thủy đậu và tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành zona thần kinh trong tương lai.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, vận động thể chất đều đặn, tắm nắng, ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin C, uống đủ nước, duy trì tinh thần lạc quan…
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ miễn dịch như thuốc lá, rượu, bia…
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần để liên tục đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các dấu hiệu tiền triệu chứng của bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

   Như vậy, zona thần kinh mắt không chỉ gây triệu chứng khó chịu mà còn có biến chứng mù lòa rất nghiêm trọng. Tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên phòng ngừa sớm căn bệnh này. Nếu chẳng may có dấu hiệu nghi ngờ bị zona, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222