Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh ho gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ năm, 07-12-2023 16:44 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trước đây, bệnh ho gà khá hiếm gặp. Thế nhưng, năm nay, ngoài cộng đồng đã xuất hiện ca bệnh đầu tiên ở Đan Phượng. Bệnh nhân là bé gái mới 6 tuần tuổi. Căn bệnh này dễ lây lan, đặc biệt có nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, nhất là với trẻ dưới 1 tuổi.

 

Bệnh ho gà do nguyên nhân nào gây ra?

Bệnh ho gà do nguyên nhân nào gây ra?

 

Nguyên nhân gây bệnh ho gà

   Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây ra. Loại vi khuẩn này thuộc dạng trực khuẩn gram (-), hai đầu nhỏ, không di động. Chúng có sức đề kháng rất yếu, chết chỉ trong vòng một giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh nắng mặt trời hoặc thuốc sát khuẩn thông thường.

   Bệnh ho gà có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, 90% ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi cơ bản. Đối tượng càng nhỏ tuổi, mức độ bệnh càng nặng.

 

Con đường lây nhiễm của bệnh ho gà

   Bệnh ho gà có vật chủ duy nhất là người bệnh. Thông thường, thời kỳ đầu viêm long đường hô hấp là lúc tốc độ lây lan mạnh nhất. Sau đó, khả năng lây nhiễm giảm dần rồi biến mất hẳn sau ba tuần mắc bệnh dù vẫn còn triệu chứng. 

   Nếu bệnh nhân được điều trị kháng sinh có hiệu lực, thời gian lây truyền sẽ rút ngắn lại chỉ khoảng 5 ngày. Con đường lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp qua dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi.

   Tỷ lệ mắc bệnh trong số người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân rất cao, khoảng 90-100%.

 

Con đường lây truyền bệnh ho gà là tiếp xúc với dịch tiết từ niêm mạc mũi của người bệnh

Con đường lây truyền bệnh ho gà là tiếp xúc với dịch tiết từ niêm mạc mũi của người bệnh

 

Các triệu chứng của bệnh ho gà

   Đối với trẻ sơ sinh, bệnh ho gà thường tiến triển theo các giai đoạn bao gồm:

  • Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày): Không có triệu chứng.
  • Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Kéo dài khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng xuất hiện giống như bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng, hắt hơi… Ở cuối giai đoạn này, mức độ ho nặng hơn, tiến triển thành từng cơn.
  • Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-6 tuần, một số trường hợp còn dai dẳng trên 10 tuần với triệu chứng ho điển hình:
  1. Ho: Ho rũ rượi, thành từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp. Trong 2 tuần đầu, trẻ có khoảng 15 cơn ho/ngày. Càng về sau, cơn ho càng yếu và giảm dần. Một số trẻ ho nhiều dẫn đến thiếu oxy, mặt tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi…
  2. Thở rít vào: Xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không thấy tiếng rít trong cơn ho.
  3. Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính.
  4. Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt, sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng, có thể nôn, thở nhanh.
  • Giai đoạn phục hồi: Cơn ho ít dần, bệnh nhân hạ sốt. Một số trường hợp có thể ho tái phát lại sau vài tháng, gây viêm phổi.

   Triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ, ít gặp cơn ho điển hình hoặc không có triệu chứng, thường khỏi sau 7 ngày.

 

Bệnh ho gà ở trẻ thường có những cơn ho điển hình

Bệnh ho gà ở trẻ thường có những cơn ho điển hình

 

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh ho gà

   Biến chứng bệnh ho gà thường xảy ra ở trẻ nhỏ gồm có:

  • Ho kéo dài và ngừng thở: Đây là biến chứng hay gặp nhất, dễ gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm.
  • Lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng do ho nhiều.
  • Vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.

   Ngoài ra, tuy hiếm gặp nhưng bệnh ho gà còn gây biến chứng viêm não, dễ di chứng và nguy cơ tử vong cao.

 

Cách điều trị bệnh ho gà

   Đối với bệnh ho gà, cách điều trị như sau:

  • Điều trị nguyên nhân: Sử dụng kháng sinh, càng điều trị sớm, bệnh sẽ càng thuyên giảm nhanh.
  • Điều trị triệu chứng: Một số trường hợp nặng, trẻ có thể xuất hiện co giật. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống co giật như: Phenobarbital, seduxen…
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng: Nhiều trẻ thường bị nôn vì ho dữ dội. Phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước và điện giải.

 

Cách phòng ngừa bệnh ho gà

   Để phòng tránh bệnh ho gà, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho con tiêm phòng vaccine đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở: Nhà ở, nhà trẻ, lớp học, khu vui chơi…
  • Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày.
  • Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, cách ly và điều trị kịp thời.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin cơ bản về bệnh ho gà. Bệnh sẽ được phòng ngừa hiệu quả khi bạn tiêm vacxin đầy đủ. Tuy nhiên, với các bé đưa đủ tuổi tiêm chủng, căn bệnh này sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Do đó, chúng ta cần cập nhật kiến thức ho gà để phòng ngừa từ sớm, cũng như có cách xử trí kịp thời.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222