Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường

Thứ tư, 11-12-2019 13:53 PM

 

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm là nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận… Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường có thể được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, trong đó có việc đo chỉ số Glucose trong máu để xác định bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số glucose trong máu là bao nhiêu thì bị bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

 

Bệnh tiểu đường là gì?

 

      Bệnh tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra các biến chứng trên thận, tim mạch, mắt, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. 

 

    Việc xác định sớm được những triệu chứng của bệnh tiểu đường có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ dựa vào chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 

Chỉ số Glucose (đường huyết) là gì?

 

Đường huyết là lượng glucose trong máu, được vận chuyển từ gan hoặc ruột đến các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Chỉ số đường huyết là con số phản ánh tốc độ gia tăng của nồng độ đường trong máu khi cơ thể hấp thụ thực phẩm, nhất là các loại giàu đường như cơm, bánh mì, sữa, bún… 

 

Chỉ số đường huyết có tên tiếng Anh là Glycemic Index (GI). Là một trong những thông số quan trọng để chẩn đoán, đánh giá bệnh tiểu đường. Thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hay millimoles trên liter (mmol/L). Cách chuyển đổi đơn vị như sau:

 

  • Từ mg/dL sang mmol/L thì chia cho 18.

  • Từ mmol/L sang mg/dL thì nhân với 18.

 

 

 


 

Glucose trong máu bao nhiêu là bị bệnh tiểu đường?

 

  • Chỉ số Glucose trong máu của người bình thường

 

Glucose là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân hàng ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày, chỉ số glucose ở người bình thường ở các thời điểm khác nhau sẽ các có mức glucose dưới đây:

 

  • 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.

  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

  • 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

  • Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là bị bệnh tiểu đường

 

Bệnh nhân tiểu đường sẽ có chỉ số glucose như dưới đây:

 

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn), nếu kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

 

  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí. 

 

     Việc nắm bắt được những thông tin về chỉ số glucose trong máu rất quan trọng, điều này giúp bạn theo dõi mình có bị tiểu đường, hay có tiềm ẩn nguy cơ tiểu đường hay không. Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường. 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về chỉ số glucose đối với người bình thường và người bệnh tiểu đường. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại được những thông tin mà bạn đọc quan tâm.

 

XEM THÊM:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nó gây ra: biến chứng trên tim mạch, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa, tê bì chân tay, suy thận, nhiễm trùng,…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ với các thành phần Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Acid alpha lipoic,chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, bột lô hội , Vitamin C, folic acid hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Uống 1-2 viên × 2 lần/ ngày, ngày uống 2 lần, tpbvsk BoniDiabet+ dành cho người lớn bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. 

Tpbvsk BoniDiabet+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222