Các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa như quấy khóc, nổi mụn nước, sốt nóng, khó chịu ở bề mặt da,... Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
-
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở lớp thượng bì của da, khiến trẻ vô cùng khó chịu, ngứa ngáy bề mặt da, sút cân. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì bệnh có thể tấn công mọi lứa tuổi, mọi giới tính nên các bậc cha mẹ nên hết sức thận trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể như:
- Di truyền
Theo kết quả thống kê từ các chuyên gia sức khỏe, nếu người mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì khả năng di truyền sang con khoảng 8%. Bên cạnh đó, nếu cả bố lẫn mẹ cùng mắc phải căn bệnh này thì tỉ lệ di truyền lên đến 41%. Chính vì vậy, yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tổ đỉa.
- Dị ứng thực phẩm, thời tiết
Thời tiết hanh khô, chuyển mùa, ẩm mốc sẽ rất dễ khiến cho làn da của trẻ bị kích ứng. Với những trẻ có cơ địa bị dị ứng với thời tiết sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho da như hải sản cũng khiến trẻ đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Một số yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh tổ đỉa ở trẻ em còn do một số yếu tố khác gây ra như tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, cơ địa nhạy cảm,... Bên cạnh đó, dị ứng với các loại sữa tắm, bột giặt, chất tẩy rửa và quần áo cũng khiến trẻ rất dễ mắc bệnh.
-
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Tổ đỉa là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nên các bậc cha mẹ không được chủ quan. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng khiến trẻ phải đối diện với tình trạng bội nhiễm, nổi hạch bạch huyết, viêm mô tế bào,... Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu của bệnh tổ đỉa dưới đây:
- Nổi mụn nước trên da: Các nốt mụn nước nổi li ti có màu trắng đục, có kích thước khoảng 1 - 2 mm. Chúng mọc thành từng đám, rất khó vỡ, chỉ khi xẹp đi mới chuyển sang màu vàng. Khi sờ vào có cảm giác rất chắc chắn, nổi cộm trên bề mặt da.
- Vị trí nổi mụn: Bàn tay hoặc bàn chân và một số bộ phận khác trên cơ thể như nách, bẹn. Chúng mọc thành từng cụm và rất mất thẩm mỹ.
- Ngứa ngáy: Trẻ thường xuyên ngứa da, khó chịu bề mặt da, bắt buộc phải gãi ngứa thường xuyên.
- Đỏ da: Làn da bị sưng tấy đỏ, xuất hiện các vảy bao bọc xung quanh. Da rất dễ bị lở loét, tổn thương nếu trẻ gãi thường xuyên.
- Nóng, sốt: Trường hợp nặng, bệnh tổ đỉa còn kèm theo dấu hiệu nóng sốt.
Xem thêm: 8 điều mà cha mẹ cần biết khi trẻ mắc bệnh hen phế quản
-
Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Với trẻ em, việc điều trị bệnh tổ đỉa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với người lớn. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em như thuốc làm dịu da, thuốc điều trị có chứa steroid, thuốc kháng sinh với trường hợp trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,... Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, để cải thiện bệnh tổ đỉa cho trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp trẻ có sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật. Các loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như trứng gà, thịt lợn, khoai lang, bí đỏ, bắp ngô, rau xanh,...
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp một lượng sữa vừa đủ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
- Không được cho trẻ ăn các loại hải sản dễ gây dị ứng và một số loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ,...
- Nếu trẻ còn bú sữa, mẹ nên cho trẻ bú đều đặn để trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh tật và nhanh chóng khỏe mạnh hơn.
- Cắt móng tay, vệ sinh da tay sạch sẽ cho trẻ. Tránh để tình trạng trẻ gãi ngứa gây trầy xước da, khiến cho các nốt mụn bị vỡ ra, dễ gây viêm nhiễm, lở loét.
- Sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ để hạn chế gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Nếu phải bật điều hòa thì để ở mức độ vừa phải, không được để quá lạnh.
- Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật. Những bộ đồ thoáng mát luôn được khuyến khích dùng cho trẻ khi thời tiết nóng nực, ra nhiều mồ hôi.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa,...
Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, để trẻ nhanh chóng khỏe mạnh hoặc phòng bệnh tái phát, cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xem thêm: Cách nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh