Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về trĩ nội

Thứ tư, 30-10-2019 16:59 PM

 

trĩ nội là gì

 

Trĩ nội là gì ? Để giải đáp câu hỏi này, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của bộ phận cuối đường tiêu hóa: 

 

Cơ thể con người có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp, nhiệm vụ chuyên chở máu về tim. Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường (bị to và giãn) gây ra bệnh trĩ. Chế độ dinh dưỡng với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít ngũ cốc và thức ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.

 

Chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn. Chúng to lên, giãn ra và gây bệnh trĩ. Các búi trĩ hình thành do các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng xung huyết giãn to, sa xuống kéo theo da, niêm mạc tạo thành.

 

Trĩ nội là gì ? Là nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, về hình trạng trĩ nội có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa. Bình thường trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.

 

Phân biệt các loại trĩ nội

1) Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập

Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược, đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.

 

2) Trĩ nội do mạch máu phù:

Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.

 

3) Trĩ nội do xơ hóa:

Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.

 

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ : 

  • Độ 1 : Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.

  • Độ 2 : Búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng tự lên.

  • Độ 3 : Búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh và phải dùng tay đẩy mới lên được

  • Độ 4 : Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.

 

Trĩ nội và kết cấu giải phẫu hậu môn:

 

Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên hay tăng sinh dẫn tới mắc trĩ.

 

Tìm hiểu thêm nguyên nhân bệnh trĩ nội:

 

Nguyên nhân bệnh trĩ đã được nói đến từ rất lâu, trước cả thời kỳ Phong kiến ở nước ta. Người ta đã nêu rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi để bị bệnh trĩ như: yếu tố di truyền, có tính gia đình; có những rối loạn nhu động ruột như táo bón, ỉa chảy, mót rặn…; thay đổi nội tiết theo chu kỳ gồm trước chu kỳ kinh nguyệt, mang thai sinh đẻ nhiều…; có bệnh phổ biến làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị bẹn, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, gan… hay tư thế làm việc: đứng hay ngồi nhiều, ít đi lại và vận động, thế nhưng nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn.

 

Bản chất của trĩ: là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông, bị ứ đọng lại thành tĩnh mạch căng và giãn dần, tùy từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Tĩnh mạch bị căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo, do thành mạch mỏng căng nên máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài và nhìn sẽ thấy niêm mạc sa xung huyết và dễ vỡ. Lâu ngày mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài.

 

Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi sinh ra bệnh, được tập trung vào 4 nhóm chính:

- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

 

+ Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

 

+ Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

 

- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ, làm tăng áp lực ổ bụng:  Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ. Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác…làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

 

- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt…), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

 

- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những  trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

 

Các nguyên nhân khác: 

 

+ Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu…

+ Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện (khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H20 ở tư thế nằm và 75cm H20 ở tư thế đứng. Vì vạy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như: thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v.v…)

+ Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.

 

Các triệu chứng thời kỳ đầu của bệnh trĩ nội

  • Đại tiện ra máu: Không đau, khi đi đại tiện thấy có kèm theo ít máu, máu chảy thành từng giọt hay từng tia là triệu chứng thường gặp thời kỳ đầu của trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

  • Đau buốt: Thời kỳ đầu của bệnh trĩ nội thường không đau buốt, có lúc chỉ cảm thấy căng tức hậu môn hoặc đi đại tiện khó khăn. Khi trĩ nội có sự tụ máu hoặc bị nghẹt thì mới thấy đau

  • Ngứa: Do kích thích của các búi trĩ sa xuống hay dịch tiết ra, làm cho hậu môn ẩm ướt không sạch sẽ, gây Eczema và ngứa.

  • Thời kỳ phát bệnh: Trong thời kỳ đầu có những triệu chứng không rõ ràng, không đau, nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy... sẽ bị nặng thêm. Trong thời kỳ này có các dấu hiệu như: sưng tấy, lồi ra ngoài, nóng rát, đau...

 

 Biểu hiện của bệnh trĩ nội:

  • Xuất phát ở bên trên đường lược.

  • Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

  • Không có thần kinh cảm giác.

  • Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

 

Tác hại của trĩ nội

  1. Trĩ nội thờii kỳ giữa và thời kỳ cuối, do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài, kích thích đại tràng tiết ra lượng dịch nhầy lón, dịch nhầy sẽ chảy ra ngoài qua hậu môn làm hậu môn ẩm ướt, gây viêm hậu môn và thấy ngứa ngáy khó chịu.

  2. Do lo sợ bị đại tiện ra máu nên không dám đi đại tiện, nhịn đi đại tiện dẫn tới táo bón.

  3. Thường xuyên ra máu trong thời gian dài có thể dẫn tới thiếu máu.

  4. Trĩ nội nếu bị nghẹt sẽ gây đau dữ dội, khi bị nhiễm trùng thường bị sốt...

Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào cho hiệu quả ?

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y :

Độ 1 : chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

Độ 2 : làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

Độ 3 : thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

Độ 4 : cắt trĩ.

Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ. 

 

Điều trị bệnh trĩ bằng đông y :

Đây là lời khẳng định của PGS.TS Lê Lương Đống (Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam).

Theo kinh nghiệm nhiều năm của mình, PGS Lê Lương Đống cho biết bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì việc dùng các thuốc Đông y hoàn toàn đáp ứng được hiệu quả điều trị và độ an toàn. Với bệnh trĩ nặng hơn, có thể phải phẫu thuật nhưng sau đó vẫn phải kết hợp dùng các thuốc này để nhuận tràng, nâng cao thể trạng và tránh bệnh tái phát.

 

Bài thuốc uống điều trị bệnh trĩ : 

Trước hết, nên trọng dụng các món ăn bài thuốc có công dụng phòng ngừa bệnh trĩ như:

  • Dùng nước sôi pha 60ml mật ong với 30ml dầu vừng uống thường xuyên vào buổi sáng;

  • Dùng 1000g củ cải trắng, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hoà thêm một chút mật ong, uô"ng khi đói bụng;

  • Lấy 10 củ mã thầy, bóc vỏ rửa sạch, thái vụn rồi đem nấu với 200g rau muống, dùng làm canh ăn;

  • Dùng 500g khoai lang, rửa sạch, thái vụn rồi cho vào nồi ninh nhừ, cho thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày; 

  • Mỗi ngày lấy 2 quả chuôi tiêu, bóc bỏ vỏ, cho thêm đường rồi hầm cách thủy, ăn trong ngày;

  • Tang thầm (quả dâu chín) 30g nấu với 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày;

  • Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 50g, mã thầy 100g, đường trắng vừa đủ, tất cả đem nấu nhừ, chia ăn vài lần trong ngày;

  • Hoa hòe 12g, cúc hoa 12g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày...

Cũng có thể sử dụng dưới dạng trà thuốc, công thức: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thăng ma 8g, sài hồ 8g, trần bì 8g, cam thảo 6g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Những người bị tăng huyết áp thì không nên dùng bài thuốc này.

 

Đối với các trường hợp đã bị trĩ (Trĩ nội độ 1, độ 2 hoặc trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp) hoặc táo bón thường xuyên, nên sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng các thuốc Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên, các thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược thường có độ an toàn cao và được khuyên dùng với đối tượng bệnh nhân này.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein +

Câu ca “ Thập nhân cửu trĩ” đã nói lên mức độ  phổ biến của bệnh trĩ. Nhiều người biết mình mắc bệnh trĩ nhưng vì tâm lý e ngại nên không đi thăm khám. Đến khi gặp nhiều đau đớn thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Không chỉ gây đau đớn, khó chịu, bệnh trĩ còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn,…

Để phòng bệnh trĩ, chúng ta cần có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học như ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, tập thể dục hàng ngày, tránh ngồi quá lâu một tư thế,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein+ với thành phần diosmin, hesperidin, rutin, hạt nho, vỏ thông, hạt dẻ ngựa, lý chua đen, bạch quả, butcher’s broom có tác dụng hỗ trợ tăng sức bền của tĩnh mạch, giúp giảm các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ, sa trực tràng, đau rát, ngứa do bị trĩ.

Tpbvsk BoniVein+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222