Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiếc cơm thừa, cỗ nguội, nhiều người ngộ độc thực phẩm

Thứ năm, 15-02-2024 15:08 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày tết ở nước ta, các gia đình thường hay chế biến rất nhiều món ăn khác nhau, vừa để cúng tổ tiên, vừa để ăn uống, liên hoan với gia đình. Theo đó,  khó tránh khỏi tình trạng cơm thừa, cỗ nguội. Với tâm lý tiếc của, họ lại xào nấu, sử dụng lại thức ăn thừa. Hậu quả là nhiều người bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

 

Tiếc cơm thừa, cỗ nguội, nhiều người ngộ độc thực phẩm

Tiếc cơm thừa, cỗ nguội, nhiều người ngộ độc thực phẩm

 

Tiếc cơm thừa, cỗ nguội, nhiều người ngộ độc thực phẩm

   Tết là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm. Bởi vậy, mọi người tận dụng khoảng thời gian này để sum họp với gia đình. Những bữa cơm cỗ đầy ắp sơn hào hải vị kèm theo chén rượu nồng là hình ảnh thường gặp ở mỗi gia đình. Cùng với đó,  tình trạng cơm thừa, cỗ nguội, ăn uống không khoa học rất khó tránh khỏi. Chính nó là thủ phạm khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

   Chẳng hạn như trường hợp anh Trường ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Bố anh là trưởng họ nên việc cúng bái, nhà anh phải chuẩn bị từ sớm. Bắt đầu từ 30 Tết, nhà anh phải nấu 3-4 mâm cỗ để thắp hương bàn thờ họ và gia tiên. Việc này kéo dài cho đến hết mùng 4 Tết. 

   Theo phong tục quê anh, mâm cỗ phải cúng trong khoảng 2 tiếng. Đến khi xong việc, đồ ăn đều đã nguội ngắt, váng mỡ đông cứng, cơm khô róc. Chưa hết, mẹ anh còn cất mâm cơm mới đi, lấy đồ ăn từ mâm cúng ngày trước trong tủ lạnh ra, đun nóng lại vì tiếc của. Do đó mà suốt 1 tuần Tết, cả nhà chỉ ăn đồ cũ. Thực đơn cũng liên tục lặp lại như canh măng, bánh chưng, thịt gà luộc, xôi…

   Dù anh Trường có nhắc nhở nhưng bố mẹ anh quan niệm rằng, mấy chục năm nay gia đình đều ăn uống như thế, sức khỏe vẫn tốt. Bữa cơm tất niên năm ngoái, anh say rượu, thấy bát canh trên bàn, anh liền húp luôn. Thực tế, bát canh đó được nấu từ hôm trước. Người nhà anh dọn dẹp nhưng quên cất vào tủ lạnh. Hậu quả là anh bị ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy, vã mồ hôi, phải nhập viện cấp cứu.

 

Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm vì ăn lại đồ ăn cũ

Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm vì ăn lại đồ ăn cũ

 

   Một trường hợp khác cũng phải thường xuyên tiêu thụ "cơm thừa, cỗ nguội" là chị Trang, 40 tuổi. Chị nhiều lần không muốn về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết chỉ vì tâm lý tiếc của của các cụ. Mẹ chị hay tái sử dụng đồ ăn cũ như thịt gà, măng, miến từ nhiều hôm trước nấu lại. Ngoài ra, các thực phẩm như thịt gà, lợn, cá được người thân ở quê gửi ra biếu, không được bảo quản cẩn thận nên thường bị nhớt, thiu, đậm mùi. Các cụ tiếc nên vẫn lấy ra chế biến. Người ăn thì bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

 

Nên làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm ngày tết?

   Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội chia sẻ, tâm lý chủ quan, ăn uống thoải mái ngày tết hoặc món ăn không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Việc đun nấu lại nhiều lần các món ăn không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn dễ gây nhiễm khuẩn.

   Một số món chiên xào khi nấu lại sẽ bị khô, ngấm thêm nhiều dầu mỡ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cơm trắng hay xôi hâm lại thường khó nuốt. Đồ ăn để lâu ngày có nguy cơ nấm mốc, ôi thiu.

   Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, mỗi gia đình nên lưu ý:

  • Các món ăn nói chung không nên để qua đêm hay đun nấu lại nhiều lần, ưu tiên nấu ăn trong ngày. Đặc biệt, những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì… không nên ăn đồ cũ, bởi lẽ:
  • Món ăn mặn gây tăng huyết áp, không tốt cho người bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận.
  • Món ăn xào nấu lại dễ thấm nhiều dầu mỡ, làm nặng hơn bệnh mỡ máu, tiểu đường, béo phì…

 

Không nên xào nấu lại món ăn nhiều lần

Không nên xào nấu lại món ăn nhiều lần

 

  • Hạn chế thực phẩm có nhiều muối như dưa cà muối, đồ hải sản khô, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh...
  • Ăn tết healthy
  • Bổ sung thêm rau củ quả tươi kết hợp vận động khoa học để giảm tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chỉ nên ăn no đến 80%, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng như bột đường, chất đạm, chất béo, vi chất… Nhóm chất bột đường nên bổ sung 50-60% từ các thực phẩm rau củ quả.
  • Lựa chọn các món ăn vặt như trái cây tươi ít ngọt, trái cây sấy khô ít đường, các loại hạt tự nhiên (hạnh nhân, bí, óc chó, điều, hướng dương…) thay thế bánh mứt, kẹo ngọt…
  • Hạn chế rượu bia, nhất là người mắc bệnh tim mạch, gút, tăng huyết áp, đái tháo đường...
  • Những người thừa cân, béo phì, đái tháo đường nên hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải…

   Như vậy, lễ tết là khoảng thời gian sum họp với gia đình, là lúc chúng ta tận hưởng những món ăn ngon. Thế nhưng, bạn nên lưu ý duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, tránh vì tiếc của, ăn lại đồ cũ, khiến bản thân và gia đình phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 

XEM THÊM:

 

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222