Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiều trẻ chưa tiêm vacxin bị sởi nặng: Cha mẹ "ngại chích vì sợ con bệnh"

Thứ ba, 02-07-2024 16:34 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thông tin từ khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 10 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó có một nửa số ca bị nặng, bệnh nhân mắc các biến chứng. Khai thác bệnh sử các ca sởi biến chứng, các bác sĩ xác định trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

 

Nhiều trẻ chưa tiêm vacxin bị sởi nặng.

Nhiều trẻ chưa tiêm vacxin bị sởi nặng.

 

Nhiều trẻ chưa tiêm vắc xin bị sởi nặng

    Theo thông tin từ khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 10 trường hợp mắc bệnh sởi. Trong đó, có 5 ca bị nặng, đang nằm điều trị tại khoa.

   Hai trường hợp đầu tiên là 2 bé song sinh 8 tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm vaccine. Ban đầu, hai bệnh nhi bị sởi được nhập Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre), sau đó được chuyển lên tuyến trên vì bị biến chứng viêm phổi do sởi.

   Sau khi điều trị ổn định, trẻ xuất viện, nhưng 3 ngày sau lại tái phát tình trạng viêm phổi, nên cha mẹ đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 và được các bác sĩ theo dõi, điều trị tại khoa Nhiễm 5 ngày qua.

    2 trường hợp tiếp theo là các bé 5 tuổi ở huyện Hóc Môn và Bình Chánh, đều chưa được tiêm vắc xin vì cha mẹ sợ bé bệnh sau khi tiêm và “quên”.

   Cuối cùng là trường hợp của cháu bé 4 tuổi. Do bệnh nhi có bệnh nền não úng thủy nên khi cha mẹ đưa bé đi tiêm thì các nhân viên y tế vì lo ngại sẽ xảy ra ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe nên không dám tiêm cho trẻ. Sau đó, bệnh nhi  phát hiện bệnh sởi, phải nhập viện.

   Trên thực tế, đây chỉ là 5 trong nhiều trường hợp trẻ mắc sởi nặng và bị biến chứng do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Trần Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị có tổng cộng 32 bệnh nhi từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi mắc sởi. Trong đó, trên 90% là trẻ chưa tiêm vaccine, chỉ có 1-2 trường hợp mới tiêm được mũi 1. Một số bệnh nhi có biến chứng viêm phổi.

    Theo bác sĩ Nam, một số nguyên nhân khiến trẻ chưa được tiêm ngừa là:

  • Khoảng trống tiêm chủng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
  • Phụ huynh lo lắng con sẽ bị bệnh sau tiêm.
  • Tâm lý anti vaccine nói chung ở một bộ phận người dân.

 

Trẻ bị sởi dễ gặp biến chứng viêm phổi.

Trẻ bị sởi dễ gặp biến chứng viêm phổi.

 

Rà soát trẻ chưa tiêm vaccine sởi để tiêm bù phòng dịch

    Dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, trong năm 2024, bệnh sởi là vấn đề nghiêm trọng, có nguy cơ bùng phát thành dịch.

   Bên cạnh đó,  do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vacxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của năm 2022 cùng với một số nguyên nhân khác, nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine sởi đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi. Năm 2023, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi ở Việt Nam còn thấp. Nếu không được triển khai tiêm vắc xin đầy đủ, bệnh sởi có nguy cơ bùng phát rất cao.

   Vì vậy, Cục Y tế dự phòng đã tham mưu cho Bộ Y tế rà soát toàn bộ số trẻ trên cả nước chưa tiêm vaccine sởi, những địa phương nào còn trẻ chưa tiêm đủ mũi sẽ tổ chức tiêm bù, tiêm vét, không để dịch sởi gia tăng.

   Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không thể trì hoãn việc tiêm vaccine ngừa sởi với trẻ đã đến tuổi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh truyền thông, tổ chức những chiến dịch tiêm nhắc vaccine trong cộng đồng cho cả người lớn chưa được tiêm.

 

XEM THÊM:

 

Tags: tiêm vacxin
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222