Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn trọng nguy cơ đột quỵ tăng khi trời lạnh

Thứ bảy, 16-12-2023 15:19 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời tiết trở lạnh mang đến nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó có đột quỵ. Theo thống kê của Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện 108, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ vào mùa lạnh? Làm sao để phòng tránh đột quỵ khi nhiệt độ hạ thấp? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Số ca đột quỵ tăng nhiều khi trời trở lạnh.

Số ca đột quỵ tăng nhiều khi trời trở lạnh.

 

Vì sao mùa lạnh dễ bị đột quỵ?

   Các nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ mùa lạnh là:

  • Sự chuyển lạnh bất ngờ khiến các mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp. Điều này khiến lưu lượng máu đến não giảm hơn rất nhiều so với bình thường, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Nhiệt độ giảm khiến độ nhớt của máu tăng, máu dễ bị đông đặc tạo ra các cục máu đông khiến mạch tắc cứng. Điều này làm cho lượng máu đến não bị ứ đọng lại, dễ dẫn đến đột quỵ nếu không được phát triển kịp thời.
  • Nhiều người vào mùa đông có thói quen uống rượu để làm “ấm người”. Cồn tồn đọng trong máu quá lâu sẽ khiến huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu tăng cao và độ kết dính của máu giảm, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cũng tăng theo.
  • Thói quen ăn uống đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ vào mùa lạnh và ít muốn vận động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

 

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn do các cục máu đông hoặc bị vỡ ra gây xuất huyết khiến não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Đột quỵ não có các dấu hiệu nhận biết sau:

 

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ.

 

  • Tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể. Biểu hiện chính xác của đột quỵ đó là hai cánh tay không thể nâng được qua đầu trong cùng một lúc
  • Có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động.
  • Xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng. Bạn cũng có thể thử bằng cách nói các câu đơn giản và yêu cầu họ nhắc lại, nếu không nhắc lại được thì rất có thể là đột quỵ.

   Khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị phù hợp thì sự phục hồi sẽ rất khả quan.

 

Cách phòng tránh đột quỵ mùa đông

   Để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh, các bệnh nhân nên:

  • Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến. Hạn chế ăn đồ lạnh.
  • Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Khi trời lạnh cần giữ ấm, bạn không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng vừa phải.
  • Cần hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nước ngọt.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
  • Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng khiến người uống rượu bị hạ thân nhiệt mà không hề biết.

 

Không tắm đêm để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Không tắm đêm để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

 

   Trên đây là các nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh. Ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, do đó, bạn cần nắm được các dấu hiệu và cách phòng tránh đột quỵ để có thể bảo đảm an toàn cho bản thân và người nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Tags: đột quỵ
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222