Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Thứ sáu, 10-01-2020 11:02 AM

 

Nhắc đến chứng đau xương khớp, nhiều người tiểu đường thường lầm tưởng do bệnh tuổi tác. Tuy nhiên, đây có thể là biến chứng tiểu đường mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng tay chân, thậm chí tàn phế. Ở người bệnh tiểu đường, quá trình rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm sẽ dẫn đến biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tim, mắt, thận, thần kinh, tiểu đường còn gây tổn thương hệ thống xương khớp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào

 

 

Bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh xương khớp

 

   Bệnh tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp ở người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 theo nhiều cách:

 

  • Rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm gây lắng đọng collagen tại các khớp, đặc biệt là các khớp vận động như ngón tay, bàn tay, đầu gối. Lượng collagen cao sẽ khiến các khớp bị co rút, khó vận động.

 

  • Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh điều khiển hoạt động và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương.

 

  • Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém cộng thêm môi trường đường máu cao làm tăng nguy cơ viêm khớp.

 

  • Tình trạng thừa cân (thường xảy ra ở người mắc tiểu đường tuýp 2) gây áp lực lên các khớp xương.

 

  • Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn người bình thường nên nguy cơ bị loãng xương, gãy xương cũng cao hơn.

 

   Ban đầu, người bệnh tiểu đường bị biến chứng trên xương khớp có thể chưa có triệu chứng đau đớn rõ rệt mà chủ yếu là cảm thấy khớp tay chân bị cứng, khó cử động. Nhưng càng để lâu, người bệnh sẽ càng bị đau buốt, các khớp cong quặp và biến dạng.

 

   Theo thống kê, khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm đều gặp phải biến chứng cơ xương khớp. Biến chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt tuổi càng cao khả năng bị biến chứng càng lớn.  

 

Biến chứng xương khớp do tiểu đường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu để tránh điều trị sai khiến bệnh càng thêm nặng.  

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh xương khớp do tiểu đường

 

   Dấu hiệu nhận biết các biến chứng tiểu đường đến xương khớp rất đa dạng, điển hình như co quắp ngón tay, bàn tay khó co duỗi, đau cứng khớp gối, khó cử động xoay hay dang rộng khớp vai… Tuy nhiên, người bệnh thường ít bị sưng, nóng hay đỏ tại các khớp. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt biến chứng xương khớp do bệnh tiểu đường và các bệnh xương khớp khác.

 

   Ngoài ra, tùy theo từng biến chứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết riêng như sau:

 

  • Hội chứng ngón tay lò xo (ngón tay cò súng): Ngón tay bị co cứng, gập lại như động tác bóp cò súng. Người bệnh không thể tự duỗi thẳng ngón tay, mà phải dùng bàn tay khác bẻ từng ngón.

 

  • Hội chứng bàn chân chim (bệnh dupuytren): Các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, khiến các ngón tay hay cả bàn tay bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim.

 

  • Hội chứng đông cứng khớp vai: Khoảng 20% người tiểu đường gặp phải biến chứng này với các triệu chứng như khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu. Thậm chí bệnh còn gây đau âm ỉ.

 

  • Bàn chân Charcot: Ban đầu chỉ có dấu hiệu là những vùng da sưng đỏ bất thường trên da bàn chân kèm cảm giác tê bì, ngứa ran. Nhưng lâu dần bàn chân sẽ từ từ biến dạng. Lòng bàn chân cong thành hình võng, ngón chân quặp về bên trong.

 

  • Hội chứng ống cổ tay, cổ chân: Hội chứng này gây tê nhức, đau đớn ở bàn tay hoặc bàn chân, đặc biệt khi vận động, gấp duỗi cổ tay, cổ chân liên tục như cầm nắm đồ vật, lái xe, đánh máy tính…

 

  • Hội chứng vai tay: Hội chứng này khiến người bệnh đau dọc từ vai xuống bàn tay và các ngón tay, gây đau dữ dội kèm theo triệu chứng bàn tay đỏ tím, sưng phù và teo cơ ở giai đoạn muộn.

 

  •  Loãng xương: Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1. Người bệnh bị đau âm ỉ vùng lưng, đau dọc xương sống và lan ra hai bên, có cảm giác nhức ở bên trong xương, đôi lúc kèm theo chuột rút. Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi như nằm hoặc ngồi, tăng cảm giác đau khi đứng, ngồi lâu hoặc vào thời điểm nửa đêm gần sáng.

 

   Khi xuất hiện tình trạng đau mỏi hay co cứng xương khớp, bạn đừng bỏ qua    nguyên nhân biến chứng tiểu đường mà hãy thăm khám bác sĩ sớm. Bạn xử trí càng sớm, cơ hội lành bệnh càng cao.

 

Cách phòng bệnh và cải thiện biến chứng xương khớp do tiểu đường như thế nào?

 

   Yếu tố chính trong quá trình phòng ngừa và cải thiện biến chứng xương khớp là cân bằng được các rối loạn chuyển hóa gây tổn thương thần kinh, mạch máu và ngăn chặn quá trình lắng đọng collagen tại các khớp. Vì vậy, bên cạnh việc dùng các sản phẩm giúp hạ đường huyết, bạn cần áp dụng thêm 3 giải pháp giúp giảm đau cứng xương khớp và phục hồi khả năng vận động bình thường dưới đây:

 

  • Xây dựng thói quen lành mạnh:

 

   Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn đồng thời phòng ngừa và cải thiện các biến chứng tiểu đường đến xương khớp. Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, bạn nên lựa chọn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa ít đường, cá, đậu phụ, hạnh nhân, các loại rau màu xanh sẫm… để tránh loãng xương.

 

  • Tập luyện đúng cách:

 

   Việc lựa chọn bài tập phù hợp sẽ vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa tránh tạo áp lực lên các khớp xương. Đối với người gặp phải biến chứng bàn chân như có vết thương, vết loét, chân tay tê bì, nóng rát, đau khớp gối… tốt nhất nên thực hiện các bài tập như tập đạp xe đạp trên không (nằm ngửa, giơ cao hai chân và thực hiện động tác như đang đạp xe), tập hít thở hay bơi lội.

 

   Nếu bị đông cứng khớp vai, nên tập các động tác cử động vai lên xuống, xoay vai ra trước sau nhẹ nhàng hoặc tập nắm, duỗi bàn tay (nắm bóng) nếu bàn tay bị co cứng. Ngoài ra, còn rất nhiều bài tập cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo.

 

  • Chăm sóc bàn chân mỗi ngày:

 

   Người bệnh bị biến chứng xương khớp sẽ dễ mắc kèm biến chứng bàn chân nếu không chăm sóc tốt. Dưới đây là một số cách chăm sóc bàn chân giúp bạn giảm rủi ro này:

 

  • Vệ sinh, giữ bàn chân sạch sẽ. Sau khi rửa chân, cần dùng khăn sạch thấm khô nước, nhất là ở vùng kẽ chân.

  • Chọn dép, giày vừa kích cỡ và mang vớ mềm.

  • Xoa bóp hoặc chườm ấm để tăng lưu thông máu.

  • Không ngồi bắt chéo chân.

  • Luôn kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, xước, vết thâm, chai… và kịp thời thăm khám bác sĩ.

 

   Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào? Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về việc chăm sóc sức khỏe.

 

XEM THÊM:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nó gây ra: biến chứng trên tim mạch, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa, tê bì chân tay, suy thận, nhiễm trùng,…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ với các thành phần Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Acid alpha lipoic,chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, bột lô hội , Vitamin C, folic acid hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Uống 1-2 viên × 2 lần/ ngày, ngày uống 2 lần, tpbvsk BoniDiabet+ dành cho người lớn bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. 

Tpbvsk BoniDiabet+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222