Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thoái hóa đốt sống cổ - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Thứ sáu, 24-03-2023 16:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh xương khớp vô cùng phổ biến, bắt gặp ở khoảng 85% người từ 60 tuổi trở lên. Không những vậy, căn bệnh này còn đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cũng như cách điều trị và phòng ngừa nhé!

 

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là gì?

   Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra do lớp xương và sụn tại các khớp đốt sống bị hư hại, hao mòn, từ đó ảnh hưởng dần đến đĩa đệm, bao hoạt dịch, và dây chằng tại đây. Bệnh thường tiến triển chậm, có thể bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là từ đốt sống C5 - C7.

    Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Khoảng 85% bị thoái hóa đốt sống cổ là từ 60 tuổi trở lên. Khi về già, các đĩa đệm bị mất nước, từ từ khô và co lại, khiến các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.
  • Hoạt động sai tư thế: Làm việc ở một tư thế quá lâu, ít vận động, cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu,... đều có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt canxi, magie, vitamin,... cũng có thể dẫn đến thoái hóa.
  • Thói quen sinh hoạt: Cúi ngửa nhiều, khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không chuyển mình, kê gối quá cao khi ngủ, chọn gối quá mềm, uống bia rượu, hút thuốc lá,...

    Những điều này đều có thể là xuất hiện các vết rạn nứt, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, tăng sinh các gai xương và xơ hóa các dây chằng, khiến cổ kém linh hoạt. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu.

 

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

   Khi ở giai đoạn đầu, thoái hóa đốt sống cổ thường không có dấu hiệu gì đặc trưng. Khi có tổn thương đến một mức độ nhất định, các triệu chứng đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện, thường gặp nhất là nhức mỏi, cảm thấy khó chịu mỗi khi cử động cổ. Một số người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp phải các cơn đau nhói, đau buốt khi nghỉ ngơi, hoặc cử động nhẹ.

      Nặng hơn, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Khó khăn khi cử động cổ do đau nhức nhiều, thậm chí là bị vẹo cổ.
  • Cơn đau lan dần từ gáy ra đầu cổ gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau lan xuống bả vai, và cánh tay ở một hoặc cả hai bên.
  • Cánh tay và bàn tay có thể bị dị cảm, tê bì, mất cảm giác, không cảm nhận được nóng lạnh, hạn chế khả năng vận động ở tay do dây thần kinh vận động và cảm giác bị chèn ép.
  • Cứng cổ vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, nhất là khi trời trở lạnh và tư thế nằm sai. Người bệnh có thể bị đau nhức, ê ẩm, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.
  • Dấu hiệu Lhermitte còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Người bệnh đột ngột cảm thấy như có luồng điện chạy từ cổ xuống cột sống, rồi lan ra cả tay, chân, đến tận các đầu chi. Cảm giác sẽ rõ ràng hơn khi cúi cổ về trước.

 

cơn đau nhức vùng cổ, vai, gáy

Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức vùng cổ, vai, gáy

 

    Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng khác, khiến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều hơn. Người bệnh có thể bị rối loạn tiền đình, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, hay thay đổi tư thế. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ và thường xuyên lo lắng.

   Có trường hợp dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau nhức thường xuyên, liệt một hoặc cả hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật,... Một số ảnh hưởng khác là thiếu máu não, tăng hoặc giảm huyết áp quá mức, rối loạn nhịp tim, đau tim, liệt nửa người,...

 

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?

   Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?

Điều trị bằng thuốc

   Người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, corticoid, glucosamine, ức chế IL1,... Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp làm giảm đau nhức, và các triệu chứng khác một cách tạm thời, không triệt để. Các triệu chứng này sẽ quay lại khi ngừng dùng thuốc. Do đó, nó được áp dụng trong các đợt đau cấp, và khi chờ phương pháp điều trị khác.

Vật lý trị liệu

   Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, tăng khả năng vận động, sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ ở cổ và vai. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bài tập này đều đặn mỗi ngày 1 - 2 lần, vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, mỗi động tác thực hiện 5 - 10 lần. Khi tập luyện, người bệnh cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng, từ từ đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột.

   Các bài tập này có thể kể đến như: gập và duỗi cột sống cổ, nghiêng đầu, xoay cột sống cổ, tập cơ cổ trước sau và 2 bên, kéo giãn cột sống cổ tư thế nghiêng,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể được xoa bóp, điện phân dẫn thuốc để giảm triệu chứng.

Phẫu thuật

   Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác thất bại và người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng do sự chèn ép vào dây thần kinh. Người bệnh có thể được phẫu thuật loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương, loại bỏ một phần của đốt sống, hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng,...

 

Phòng ngừa thoái hóa đột sống cổ bằng cách nào?

   Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đột sống cổ có thể kể đến như:

  • Xoa bóp vùng cổ thường xuyên, đồng thời giữ chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng gối tựa lưng hoặc đầu khi phải cúi hoặc ngửa cổ quá lâu.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc xem tivi trong thời gian dài.
  • Sử dụng ghế làm việc có chiều cao phù hợp với bàn làm việc và chiều cao của bản thân. Khi làm việc, bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn, luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
  • Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ.
  • Không để vật nặng đè lên đầu và cổ, không vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để giữ sự dẻo dai.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi đi ngủ, tránh nằm sấp, hay gối đầu quá cao, sử dụng các loại gối có độ dày vừa phải, tránh phải ưỡn cổ hoặc cúi gập.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

 

xoa bóp cổ thường xuyên và tránh vận động mạnh

Bạn nên xoa bóp cổ thường xuyên và tránh vận động mạnh

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222