Mục lục [Ẩn]
Bệnh gút là căn bệnh nổi tiếng với những cơn đau kinh hoàng, thường ập đến một cách bất ngờ vào lúc nửa đêm. Chính điều đó khiến cho bất kỳ ai nghe đến căn bệnh này cũng đều cảm thấy lạnh gáy. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh gút nhé!
Bệnh gút: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh gút là gì?
Gút là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu, dẫn đến tích tụ muối urat tại các khớp. Bệnh gút có 3 thể bao gồm:
- Bệnh gút bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Đây là thể bệnh nặng, nhưng hiếm gặp.
- Bệnh gút nguyên phát có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa.
- Bệnh gút thứ phát do ảnh hưởng đến từ việc ăn uống không điều độ, hoặc các bệnh lý khác.
Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?
Trong cơ thể, nồng độ acid uric máu thường được giữ ở mức bình thường là dưới 420 µmol/l với nam giới và 360 µmol/l đối với nữ giới. Ở những người bệnh gút, chỉ số acid uric máu thường tăng lên rất cao, có thể lên đến 600, 700 µmol/l. Dư thừa acid uric trong máu chính là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Nồng độ acid uric máu tăng cao xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và đào thải acid uric trong cơ thể. Theo đó, acid uric được sản xuất ra nhiều hơn, và/ hoặc khả năng đào thải acid uric của thận bị giảm đi. Điều này khiến cho tinh thể muối urat hình thành, tích tụ tại các khớp hoặc mô xung quanh và gây viêm, sưng.
Theo đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút có thể kể đến như:
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam giới, người lớn tuổi.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gút.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng nhiều thực phẩm giàu purin, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm giàu fructose.
- Phơi nhiễm với các kim loại nặng, ví dụ như chì.
- Thừa cân, béo phì.
- Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate, thuốc hóa trị,...
- Các bệnh lý mãn tính: Huyết áp cao, tiểu đường,...
Tăng acid uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gút
Triệu chứng của bệnh gút
Ở giai đoạn đầu của bệnh gút, tình trạng tăng acid uric máu thường không gây ra triệu chứng. Theo thời gian, khi nồng độ acid uric tăng cao không hạ, những tinh thể urat tích tụ ngày một nhiều tại các khớp và các mô quanh khớp.
Đến một mức nhất định, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau đột ngột, dữ dội vào ban đêm, hay gặp nhất là ở vị trí ngón chân cái. Đây được gọi là cơn gút cấp. Cơn đau thường đi kèm với tình trạng sưng đỏ, nóng rát.
Sau những đợt gút cấp, người bệnh vẫn có thể bị đau âm ỉ trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Nồng độ acid uric máu càng cao thì tần suất tái phát các đợt cấp càng nhiều, mức độ đau càng trở nên dữ dội. Về lâu dài, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác như: Khớp cổ tay và các khớp ngón tay,...
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Bệnh gút là bệnh lý nguy hiểm. Các đợt gút cấp tái phát thường xuyên sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút. Về lâu dài, nếu không được điều trị, tình trạng tăng acid uric máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
Hình thành hạt tophi
Hạt tophi được tạo ra bởi sự tích tụ quá mức của muối urat. Khi mới xuất hiện, hạt tophi thường có kích thước nhỏ. Theo thời gian, kích thước hạt tophi sẽ lớn dần lên, gây cản trở hoạt động của các khớp, thậm chí là gây tàn phế. Ngoài ra, hạt tophi quá lớn có thể bị vỡ, dẫn đến lở loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Gây suy thận
Theo thống kê, có khoảng 20% người bệnh gút có tổn thương thận. Tăng acid uric máu gây tổn thương thận theo 2 cơ chế. Thứ nhất, tinh thể muối urat lắng đọng gây tổn thương trực tiếp đến cầu thận, ống thận. Thứ hại, sỏi thận hình thành do muối urat, từ đó gây tắc nghẽn, ứ nước. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gút cũng gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Biến chứng tim mạch
Các tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch máu tạo thành những mảng xơ vữa, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, tích tụ ở mạch máu não,... Từ đó, người bệnh có nguy cơ mắc tăng huyết áp, rung nhĩ, đột quỵ, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim,...
Bệnh gút có thể dẫn đến sỏi thận, suy thận
Cách điều trị bệnh gút
Nguyên tắc trong điều trị bệnh gút là giảm đau, sưng, viêm trong các cơn gút cấp và hạ acid uric máu nhằm dự phòng tái phát. Các cách điều trị cụ thể gồm có:
Duy trì lối sống lành mạnh
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật, hải sản, nấm, giá đỗ, măng tây,... và thực phẩm nhiều đường fructose.
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên, thực phẩm giàu magie, omega-3.
- Không uống rượu, bia.
- Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ion kiềm, nước ép cần tây.
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì sự linh hoạt của các khớp, nhưng nên tránh vận động khi cơn gút cấp tái phát.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric máu.
- Chườm lạnh giúp giảm đau, sưng trong các cơn gút cấp.
Điều trị nội khoa
- Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm (NSAIDs, corticoid, colchicine,...) được sử dụng để điều trị các đợt gút cấp.
- Thuốc hạ acid uric máu (Allopurinol, Febuxostat, Probenecid,...) được dùng trong giai đoạn mãn tính nhằm hạn chế cơn gút cấp tái phát.
Corticoid giúp giảm đau, sưng viêm trong các cơn gút cấp
Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi được thực hiện trong trường hợp hạt có kích thước lớn, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, có nguy cơ bị vỡ gây nhiễm trùng, lở loét.
- Phẫu thuật hợp nhất khớp khi hạt tophi đã phá hủy khớp và tạo ra những tổn thương vĩnh viễn tại các khớp.
- Phẫu thuật thay khớp khi mức độ tổn thương quá nghiêm trọng và việc thực hiện hai phương pháp trên không còn ý nghĩa.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh gút. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM: