Mục lục [Ẩn]
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ phòng ngừa ung thư bằng cách xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Thật may mắn khi sang năm 2025, công ty công nghệ sinh học của Mỹ - Moderna sẽ cho ra mắt vắc xin mRNA giúp phòng ngừa ung thư, mang lại hy vọng mới cho nhân loại.
Vắc xin mRNA phòng ngừa ung thư
Các nguyên nhân gây ung thư là gì?
Một số nguyên nhân gây ung thư bao gồm:
Gen di truyền
Các tế bào trong cơ thể đều được chi phối bởi gen di truyền từ bố mẹ. Các gen này điều khiển tế bào tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tổn thương. Nếu gen bị đột biến, khả năng kiểm soát tế bào sẽ bị phá vỡ. Theo đó, tế bào bị loạn sản, dần tích tụ lại gây ung thư.
Nhiễm trùng
Một số loại virus, vi khuẩn là tác nhân gây ung thư, chẳng hạn như:
- Virus HPV tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, dương vật, âm đạo, hậu môn và hầu họng.
- Virus viêm gan B, C tăng nguy cơ ung thư gan.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tia bức xạ
Bức xạ làm tăng nguy cơ ung thư có hai loại chính bao gồm:
- Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời: Thủ phạm gây các bệnh ung thư da không tế bào hắc tố.
- Bức xạ ion hóa: Gây bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp, ung thư vú ở nữ giới. Ngoài ra, loại bức xạ này cũng làm tăng nguy cơ ung thư tủy, phổi, dạ dày, ruột kết, thực quản, bàng quang, buồng trứng…
Thuốc ức chế miễn dịch làm tăng nguy cơ ung thư
Thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng sau khi ghép tạng. Nó ngăn ngừa hiện tượng thải ghép cho người bệnh. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Thuốc ức chế miễn dịch tăng nguy cơ ung thư virus
Vì vậy, người sử dụng thuốc này dễ mắc bệnh tật, cũng như dễ mắc ung thư do virus.
Lối sống không lành mạnh
- Chế độ ăn uống nhiều chất béo, thịt đỏ, thực phẩm hun khói, chế biến sẵn…
- Lạm dụng rượu: Tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, thực quản, ung thư vú, đại trực tràng (ở nam giới), ung thư gan.
- Lười hoạt động thể chất.
- Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh, ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, tuyến tụy.
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư, vì thế việc sắp có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này là một tín hiệu đáng mừng.
Năm 2025 sẽ có vắc xin mRNA phòng ngừa ung thư
Vắc xin mRNA giúp phòng ngừa khối u ác tính dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025, sau khi được cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu phê duyệt.
Về bản chất, vắc xin mRNA không trực tiếp có tác dụng phòng ngừa ung thư, mà nó “huấn luyện” hệ thống miễn dịch của con người để chống lại căn bệnh này. Để tạo loại vắc xin phù hợp, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh. Sau đó, họ sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau giữa hai mẫu để xác định đột biến. Cuối cùng, họ chọn ra kháng nguyên cho vắc xin.
Kháng nguyên cho vắc xin được tạo ra từ mẫu khối u và tế bào lành
Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết, thông qua vắc xin, các nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại protein bất thường của tế bào ung thư. Điểm đặc biệt là các protein này không xuất hiện trên tế bào thường và không giống nhau giữa mỗi người. Vì vậy, vắc xin cần được đặc chế riêng cho từng đối tượng. Nhờ vắc xin, hệ thống miễn dịch sẽ học được cách nhận biết tế bào ung thư khác với tế bào lành, từ đó tiêu diệt chúng.
Mới đây, cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ và châu Âu lần lượt công nhận liệu pháp mRNA (mRNA-4157) kết hợp với thuốc trị ung thư Keytruda (pembrolizumab) để chữa bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính.
Trước đó, hai hãng dược Merk và Moderna đã đưa ra kết quả đầy hứa hẹn từ nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, giai đoạn 2b. Thử nghiệm thực hiện trên những bệnh nhân có khối u ác tính nguy cơ tái phát cao (giai đoạn III/IV) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u. Kết quả cho thấy, việc điều trị kết hợp mRNA-4157 với pembrolizumab giảm 49% nguy cơ tái phát hoặc tử vong, 62% nguy cơ di căn so với việc chỉ dùng thuốc pembrolizumab độc lập.
Sự kết hợp giữa vắc xin mRNA với thuốc Keytruda giúp giảm nguy cơ tử vong
Đồng thời, cách điều trị kết hợp này ít tác dụng phụ hơn so với dùng riêng Keytruda. Người bệnh thường bị đau tại vùng tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh cơ thể.
Dựa trên dữ liệu đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) công nhận mRNA-4157 và Keytruda là liệu pháp điều trị đột phá Chương trình Thuốc ưu tiên, dành cho các bệnh nhân u ác tính dễ tái phát.
Kyle Holen, phó chủ tịch cấp cao của Moderna chia sẻ: "Đây là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư dựa trên mRNA". Loại vắc xin này dự kiến sẽ ra mắt năm 2025.
Như vậy trong tương lai, con người sẽ có cơ hội kiểm soát ung thư, chiến thắng bệnh tật. Tuy nhiên, chúng ta không vì thế mà chủ quan. Tốt nhất, bản thân mỗi người nên nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa ung thư ngay từ sớm.
XEM THÊM: