Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiều người trẻ đang phải đối diện với nguy cơ tăng huyết áp hiện nay

Thứ bảy, 20-04-2024 10:04 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu như trước đây tăng huyết áp được coi là căn bệnh của người lớn tuổi thì hiện nay, nhiều người trẻ đang phải đối diện với nguy cơ tăng huyết áp.

 

Nhiều người trẻ đang bị tăng huyết áp.

Nhiều người trẻ đang bị tăng huyết áp.

 

Nhiều người trẻ đang bị tăng huyết áp

   Trước kia, khi nhắc đến tăng huyết áp, chúng ta thường cho rằng đây là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người trẻ cũng đang phải đối diện với căn bệnh này.

   Như trường hợp của nam thanh niên 20 tuổi, mắc bệnh tiểu đường 5 năm nhưng chủ quan, đến khi bị khó thở đến viện khám kiểm tra huyết áp tăng lên 160/90 mmHg. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị tiểu đường nhưng không điều trị. Đến nay, bệnh tiểu đường đã làm cứng các mạch máu lớn dẫn máu đi nuôi cơ thể, gây tình trạng cao huyết áp. Nếu không điều trị, bệnh nhân có nguy cơ suy tim, đột tử.

   Bệnh nhân được kê thuốc hạ huyết áp và hướng dẫn chế độ ăn ít muối, ăn kiêng. Ngoài ra, được bác sĩ theo dõi hàng tháng, đo huyết áp hai lần/ngày để kịp thời xử lý khi có bất thường.

    Một trường hợp khác là nam thanh niên 23 tuổi, thường xuyên đau đầu, xây xẩm mặt mày, có lúc tê lưỡi, mờ mắt. Khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân mới phát hiện huyết áp tăng rất cao, khoảng hơn 180 mmHg, có lúc đến 220 mmHg (bình thường khoảng 120 mmHg).

    Mặc dù được bác sĩ khuyên nhập viện theo dõi để tìm nguyên nhân nhưng thanh niên này chần chừ và không đi khám lại. Sau đó, cơn đau đầu tái phát, anh nhập viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu chạy thận trừ trường hợp được ghép thận.

   Theo TS.BS.Tôn Thất Minh, Chủ tịch phân hội Nhịp tim Việt Nam, bệnh tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa. Ở Việt Nam chúng ta vào những năm 1960, tỷ lệ dân số bị cao huyết áp chỉ chiếm 1%. (đây là con số tương đối bởi thời kỳ đó chúng ta chưa có điều tra dịch tễ). Nhưng mà đến năm 2008 thì tỷ lệ này đã tăng lên tới 25,5%. Và người ta ước tính đến năm 2050 thì con số này có thể lên tới trên 30%.

 

Tỷ lệ tăng huyết áp năm 2050 ước tính có  thể lên tới trên 30%.

Tỷ lệ tăng huyết áp năm 2050 ước tính có  thể lên tới trên 30%.

 

   Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2020, hơn 12 triệu người bị tăng huyết áp, trong đó đến 9,7 triệu người không biết mình bệnh hoặc điều trị không hiệu quả.

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ

   Một số nguyên nhân tăng huyết áp ở người trẻ là:

  • Bẩm sinh.
  • Tính di truyền: Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, tăng huyết áp có yếu tố di truyền. Một người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nếu trong gia đình có người cũng bị bệnh.
  • Do các bệnh lý khác: Các bệnh lý về thận như suy thận mạn, bệnh của hệ thống nội tiết, các bệnh như viêm tắc động mạch, béo phì, tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm mạch tự miễn…
  • Sử dụng các chất kích thích: Như rượu bia, thuốc lá,… Đây được coi là một trong số những yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến tình trạng huyết áp cao ở người trẻ tuổi  ngày càng tăng
  • Căng thẳng, stress: Những người trẻ tuổi dễ bị stress vì áp lực cuộc sống, công việc, học tập,... Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, stress, lo âu làm tăng nguy cơ dẫn đến cao huyết áp.
  • Thói quen ăn mặn, nhiều muối: Ăn mặn sẽ khiến lượng Natri trong máu tăng cao và làm giảm khả năng lọc của thận khiến tăng áp lực lên các mạch máu.
  • Sử dụng thức ăn nhanh: Đồ ăn nhanh chứa nhiều cholesterol rất có hại cho tim mạch. Các loại đồ ăn này khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao gây xơ cứng động mạch, tăng huyết áp đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

   Tăng huyết áp ở người trẻ tuổi thường nguy hiểm do đa số chủ quan, không theo dõi chỉ số thường xuyên, kể cả ở giai đoạn tăng huyết áp nhẹ hoặc "tiền tăng huyết áp". Nhiều người trẻ phát hiện bệnh cũng không đi khám và điều trị thường xuyên khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, người bệnh có thể theo dõi sức khỏe thường xuyên và chú ý tới những triệu chứng tăng huyết áp đột ngột để có thể can thiệp kịp thời.

 

Người trẻ phòng chống tăng huyết áp như thế nào?

Người trẻ có thể chủ động phòng ngừa bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, như:

  • Tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ngày, liên tục 5 ngày/tuần.
  • Nên ăn nhạt, dưới 5 g muối/ngày, tương đương hai muỗng cà phê. Ăn nhiều rau củ quả. Không ăn nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao,…nên thay thế bằng dầu ăn từ thực vật.
  • Hạn chế thức uống có cồn và giữ cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá.
  • Giảm cân nặng (nếu thừa cân).
  • Tránh lo âu căng thẳng thần kinh, cần thư giãn nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu người thân trong gia đình có biểu hiện tăng huyết áp lúc còn trẻ (< 30-40 tuổi) hoặc có người mang đột biến gene gây tăng huyết áp, bạn nên chủ động khám tầm soát bệnh.

 

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh.

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh.

 

   Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và chất lượng cuộc sống. Người trẻ tuổi nên có  nhận thức rõ ràng, xây dựng thói quen sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp cũng như các loại bệnh khác.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222