Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Béo phì ở trẻ em nên ăn uống như thế nào?

Thứ hai, 27-02-2023 14:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ em là chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều chất dầu mỡ, đồ ngọt… Do đó, để cải thiện tình trạng này, điều quan trọng và cần thiết là cha mẹ xây dựng lại thực đơn hằng ngày cho con trẻ. Vậy cụ thể, trẻ béo phì nên ăn uống như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em nên ăn uống như thế nào?

 

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

   Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể, gây nhiều nguy hại tới sức khỏe.

   Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều calo, đường và chất béo không lành mạnh như đồ ăn nhanh (xúc xích, hamburger, pizza…); đồ ngọt (nước ngọt, bánh kem, sữa, pho mát…) đều khiến cơ thể dư thừa năng lượng, gây tích tụ mỡ.

   Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân khác làm gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em là do thói quen ít vận động. Các bé xem tivi lâu hơn một giờ mỗi ngày thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng như huyết áp cao hơn. Mặt khác, thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên khiến cơ thể trẻ giảm hoạt động trao đổi chất, năng lượng dư thừa sẽ nhiều hơn và khi sử dụng thiết bị điện tử, trẻ cũng có xu hướng ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh hơn, dẫn đến thừa cân và béo phì ở trẻ em.

 

Béo phì ở trẻ em có nguy hiểm không?

   Tình trạng béo phì ở trẻ em không chỉ gây nguy cơ trước mắt mà còn kéo theo hệ lụy lâu dài. Cơ thể quá khổ khiến con bị trêu chọc, hình thành tâm lý tự ti trước đám đông. Đặc biệt, béo phì dễ gây tăng huyết áp và tăng cholesterol máu. Đây đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch trong tương lai.

   Một hệ lụy nữa của tình trạng béo phì là gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ. Căn bệnh này được coi như “kẻ giết người” thầm lặng bởi những biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh, dần cướp đi tính mạng người bệnh nếu không được kiểm soát tốt.

 

bệnh tiểu đường type 2

Béo phì ở trẻ em tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

 

   Một số trẻ bị béo phì còn gặp các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn và chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh ở gan như gan nhiễm mỡ…

   Như vậy, béo phì ở trẻ em không gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại là khởi nguồn của hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng trong tương lai. Để phòng ngừa những bệnh lý đó cho trẻ bị béo phì, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giúp con giảm cân hiệu quả.

 

Béo phì ở trẻ em nên ăn uống như thế nào?

   Chế độ ăn uống của trẻ bị béo phì cần đảm bảo cân đối, đa dạng nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Các nhóm chất đó bao gồm:

  • Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc).
  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...).
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật).
  • Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi...).

   Cha mẹ nên:

  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào. Thay vào đó, phụ huynh ưu tiên các món hấp, luộc, ít gia vị cho trẻ.
  • Hạn chế cho con ăn đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem... Để đảm bảo cơ thể trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có ga, đồ ăn hàng quán, thực phẩm đóng hộp, không ăn tối trước khi đi ngủ và không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà.

 

Hạn chế cho con uống nước ngọt

Hạn chế cho con uống nước ngọt

 

  • Cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ.
  • Thay thế sữa béo, nhiều đường bằng các loại sữa ít béo, ít đường cho trẻ.
  • Tăng cường cho trẻ ăn bữa chính với gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt của con.
  • Tích cực cho con uống nhiều nước lọc. Các mẹ có thể lựa chọn nước ép trái cây nhưng cũng không nên cho con uống quá nhiều, bởi sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dễ làm tăng lượng đường trong cơ thể trẻ.

   Những thay đổi trong chế độ ăn uống nên thực hiện từ từ và hợp lý để con quen dần.

 

Một số thực đơn tham khảo cho trẻ bị béo phì

   Dưới đây là một số thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì mà cha mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn ngày 1

  • Bữa sáng: 1 lát bánh mì đen, 1 quả trứng ốp la, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).
  • Bữa trưa: 1 bát cơm trắng, 1 canh rau, tôm luộc 100g.
  • Bữa chiều: 1 ly sữa ít béo và 1 quả chuối chín.
  • Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ, canh cua mồng tơi và thịt luộc.

Thực đơn ngày 2

  • Bữa sáng: 1 cái bánh giò, 2 quả quýt 
  • Bữa trưa: Nửa chén cơm, 70g cá lóc nấu canh chua, 1 quả ổi.    
  • Bữa chiều: 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: 100g bún tàu, 50g thịt heo nấu bông cải.

 

Xây dựng thực đơn cho trẻ

Xây dựng thực đơn cho trẻ cần đảm bảo đa dạng nhóm dinh dưỡng

 

Thực đơn ngày 3

  • Bữa sáng: 1 bát súp gà, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).
  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 đĩa rau xanh luộc các loại, cá hấp.
  • Bữa chiều: 1 bánh bao chay, 1 quả táo.
  • Bữa tối: 1 bát cơm, 100g thịt bò, súp lơ xanh luộc hoặc xào.

Thực đơn ngày 4

  • Bữa sáng: 1 bát mì trắng nấu thịt gà, 1 hộp sữa ít béo.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 canh hầm rau củ, thịt nạc luộc.
  • Bữa chiều: 1 ly sinh tố bơ ít đường.
  • Bữa tối: 1 bát cơm, rau cải xào, thịt gà nướng.

   Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích và cùng con vận động thể chất mỗi ngày.

 

Chế độ tập luyện cho trẻ béo phì

  • Lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ béo phì giảm cân mỗi ngày, cùng con tập các bài tập vào buổi sáng và chiều tối.
  • Chú trọng sở thích của trẻ, nên để con lựa chọn tham gia các môn thể thao yêu thích như đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, bơi lội...
  • Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà phù hợp với từng độ tuổi.
  • Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính, trò chơi điện tử...
  • Cho trẻ tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên ép trẻ tập quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp.
  • Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết béo phì ở trẻ nên ăn uống, vận động như thế nào cho phù hợp. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, bạn vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222