Mục lục [Ẩn]
COPD là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng phát các đợt cấp COPD, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các vấn để giấc ngủ sẽ làm những người mắc COPD dễ tái phát các đợt cấp. Đợt cấp của COPD kéo dài vài ngày, vài tuần, nặng có thể nguy hiểm tính mạng.
Cảnh báo: Các vấn đề giấc ngủ có thể làm bùng phát các đợt COPD.
Cảnh báo: Các vấn đề giấc ngủ có thể làm bùng phát các đợt cấp của COPD.
COPD là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Theo số liệu sơ bộ của Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020 do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Tổng cục thống kê triển khai, có tới 3,1% số người trưởng thành (từ 18 - 69 tuổi) từng được chẩn đoán mắc căn bệnh này.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ngủ không đủ giấc hoặc bị gián đoạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng của bệnh COPD, tăng nguy cơ bùng phát các đợt cấp có khả năng đe dọa tính mạng ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã theo dõi giấc ngủ của 1.647 bệnh nhân mắc COPD trong ba năm để đánh giá tần suất bùng phát cơn cấp của những đối tượng này. Kết quả cho thấy, những người có vấn đề về giấc ngủ nhẹ có nguy cơ bùng phát đợt cấp COPD cao hơn 25% so với những người ngủ ngon. Những bệnh nhân bị thiếu ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng có khả năng bùng phát đợt cấp cao gấp 2 lần.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, theo thời gian, các triệu chứng như khó thở và ho kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương phổi không hồi phục, khiến bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tác giả chính của nghiên cứu - Tiến sĩ Aaron Baugh, thuộc Viện nghiên cứu Tim mạch UCSF cho biết: Những người mắc các vấn đề nghiêm trọng nhất về giấc ngủ có nguy cơ bùng phát đợt cấp COPD cao tương đương với người có tiền sử hút thuốc 60 năm.
COPD có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân không?
Như vậy, việc thiếu ngủ sẽ gây ra tác động rất tiêu cực đến bệnh COPD. Một giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng với những người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, chính căn bệnh COPD nhiều khi lại là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối diện với tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân COPD là:
- Các triệu chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ: Tình trạng thiếu oxy, tăng CO2 máu, khó thở, giảm thông khí phổi khiến người bệnh thường bị khó thở nặng hơn khi nằm ngửa và cố gắng ngủ khi nằm trên giường. Bên cạnh đó, các cơn ho về đêm, đặc biệt là ho gắng sức để khạc đờm do đờm đặc quánh, khó khạc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.
Khó thở về ban đêm gây khó ngủ ở bệnh nhân COPD.
- Sử dụng thuốc điều trị COPD: Ví dụ như thuốc theophylin, corticoid dạng uống và dạng xịt đều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Mắc các rối loạn tâm thần khi mắc COPD: Việc mắc bệnh lý mạn tính và nguy hiểm như COPD khiến bệnh nhân lo nghĩ nhiều, thậm chí là mắc rối loạn lo âu, trầm cảm, từ đó dẫn đến mất ngủ.
- Gặp hội chứng chồng chéo giữa COPD và ngưng thở khi ngủ: Người mắc COPD có triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Và chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến triệu chứng của COPD trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hội chứng chân không yên (RLS) có thể gặp thường xuyên hơn ở bệnh nhân tắc nghẽn phổi so với người không mắc bệnh.
Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi mắc bệnh COPD?
Để ngủ ngon hơn khi mắc COPD, bạn áp dụng các phương pháp sau đây:
Kiểm soát, cải thiện tốt bệnh COPD
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được kiểm soát tốt thì những tác động tiêu cực mà nó gây ra trên giấc ngủ cũng được giảm thiểu.
Để cải thiện hiệu quả bệnh này, bạn cần kết hợp đồng thời:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh xa tác nhân gây nhiễm độc phổi như không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói thuốc lá. Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, trồng nhiều cây xanh quanh nhà, tập hít thở sâu, tập thở cơ hoành và thở chúm môi hàng ngày.
- Tăng cường vận động, tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng.
Thực hiện các biện pháp giúp ngủ ngon hơn
Bên cạnh việc kiểm soát tốt bệnh COPD, các thói quen ngủ tốt cũng rất quan trọng, bạn hãy:
- Kiên trì đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần.
- Đảm bảo phòng ngủ đủ yên tĩnh, tối và có nhiệt độ thoải mái.
- Không nên để thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại thông minh trong phòng ngủ.
- Tránh ăn nhiều, , uống cà phê và rượu trước khi đi ngủ.
- Điều chỉnh tư thế nằm khi ngủ: Ngủ nghiêng được coi là tư thế tốt nhất để giữ cho đường thở luôn thông thoáng, tốt cho giấc ngủ của người bệnh COPD. Người bệnh cũng cần gối đầu bằng chiếc gối có độ cao phù hợp (không quá cao, không quá thấp).
Người bệnh COPD nên ngủ nghiêng.
- Áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ, giới hạn thời gian nằm trên giường, kiểm soát kích thích và kỹ thuật thư giãn theo liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi CBI-I để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
Như vậy, qua bài viết này bạn đọc để nắm được tầm quan trọng của giấc ngủ với bệnh nhân COPD. Nếu bạn đang khó ngủ, mất ngủ khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hy vọng các biện pháp trong bài sẽ hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!