Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đặc điểm của cơn đau bụng do viêm đại tràng

Thứ hai, 02-04-2018 13:58 PM

Đau bụng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người  gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng khá đa dạng, tùy thuộc vào vị trí đau và các dấu hiệu khác đi kèm mà chuẩn đoán bệnh lý. Vậy đau bụng do viêm đại tràng thường đau ở vị trí nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

 

 

 

Nguyên nhân đau bụng qua từng vị trí

Phân khu ổ bụng

Triệu chứng đau bụng phụ thuộc vào mức độ và cường độ , cảm giác chủ quan của mỗi người bệnh và có thể thay đổi theo thời gian. Tùy vào vị trí đau có thể biết được cơ quan nào bị bệnh tương ứng theo phân khu ổ bụng. Ổ bụng được phân khu như sau:

  • Vùng thượng vị
  •  Vùng hạ sườn phải
  • Vùng hạ sườn trái
  • Vùng rốn
  • Vùng mạn sườn phải
  • Vùng mạn sườn trái
  • Vùng hạ vị
  • Vùng hố chậu phải, hố chậu trái

Loại trừ cơn đau bụng nguy hiểm

Việc đầu tiên cần xác định và loại trừ các triệu chứng đau bụng là biểu hiện của một số bệnh ngoại khoa cấp cứu như:

  • Viêm ruột thừa: Tình trạng đau có thể xuất hiện ở đầu, quanh rốn sau đó khu trú vùng bụng dưới bên phải với cường độ đau tăng lên theo thời gian, ấn vào vùng bụng dưới bên phải đau nhói, thường kèm theo sốt.
  • Thủng tạng rỗng (dạ dày): Cơn đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng (parietal), ấn vào ổ bụng thấy đau, phản ứng thành bụng trước co cứng như tấm gỗ.
  • Viêm tụy cấp: Đau thượng vị, thường kèm theo nôn nhiều và bụng chướng, hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu.
  • Tắc mật: Tắc mật (sỏi túi mật, sỏi OMC…) thường đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da.
  • Tắc ruột: Hiện tượng đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng, có thể có dấu hiệu rắn bò vùng bụng.
  • Chửa ngoài tử cung vỡ: Đau bụng đột ngột, rầm rộ, có thể có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh…

Nếu người bệnh bị đau dữ dội kèm với các hiện tượng như sốt cao, xuất huyết…cần nhanh chóng được đưa đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị thích hợp.

Xác định bệnh lý khác qua vị trí đau bụng

Những trường hợp đau bụng thông thường dựa vào vị trí đau, tính chất đau và các biểu hiện khác kèm theo có thể sơ bộ chuẩn đoán hoặc nghĩ tới một bệnh đường tiêu hóa khác hoặc viêm đại tràng:

  • Vùng rốn: Nghĩ tới các bệnh rối loạn ruột non, bệnh về đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột, giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa.
  • Vùng thượng vị: Thường đau dạ dày ( đau vùng thượng vị, có thể có cảm giác nóng bỏng rát sau mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều ,…) có thể nghĩ tới bệnh lý như Hội chứng dạ dày – tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh túi mật, bệnh của đại tràng ngang.
  • Vùng hạ vị: Các bệnh lý về bàng quang, với nam có thể là triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến, với nữ có thể là bệnh lý của tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng xích ma.
  • Vùng hạ sườn trái: Có thể do rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, bệnh lý lách.
  • Vùng hạ sườn phải: Nghĩ tới các bệnh gan, mật, túi mật, trường hợp đau bụng dữ dội thường liên quan đến viêm túi mật, đau có thể lan ra giữa bụng hoặc xuyên ra sau lưng. Đôi khi viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.
  • Vùng mạn sườn trái: Các rối loạn đại tràng xuống, các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng, sỏi thận trái, sỏi niệu quản trái.
  • Vùng mạn sườn phải: rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải.
  • Vùng hố chậu trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái.
  • Vùng hố chậu phải: Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải

Đau bụng do viêm đại tràng ở vị trí nào?

Hiện tượng đau bụng do viêm đại tràng cấp sẽ không có nhiều biểu hiện. Biểu hiện viêm đại tràng cấp thường gặp là đau vùng bụng dưới rốn. Nếu vào buổi tối có thể gây mất ngủ, bình thường có thể đau hơi quặn ở những vùng nhỏ, có khi tất cả đoạn đại tràng, bụng chướng hơi.

Kèm theo đó, mỗi lần đi cầu hay bị mót, rặn là dấu hiệu của viêm đại tràng cấp tính. Nếu bị dạng tiêu chảy là đi phân lỏng, nhiều lần, triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính này sẽ gây mất nước trầm trọng. Những biến chứng có thể gặp khi bị viêm đại tràng cấp tính đó là suy kiệt cơ thể, viêm chảy máu đại tràng hay thủng đại tràng.

 

Hiện tượng viêm loét đại tràng cấp tính kéo dài hoặc điều trị không đúng thuốc, đúng phương pháp sẽ dẫn đến mạn tính với những biểu hiện như:

  • Thói quen đại tiện bị thay đổi hoàn toàn: có thể hiểu là chứng rối loạn đại tiện gây rất nhiều bất lợi.
  • Không tự điều chỉnh được thời gian đi ngoài
  • Chịu đựng chứng đại tiện thất thường lúc thì bị táo bón lúc thì bị tiệu chảy, đôi khi trong phân có lẫn cả máu và chất nhầy.

Một dấu hiệu viêm đại tràng khác cũng thường gặp chính là đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn.

Nếu đại tràng có tình trạng xuất huyết thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu gây nên chóng mặt, tay chân bủn rủn. Nếu có vết rách, vết sẹo ở lớp niêm mạc đại tràng, lớp này cũng không còn dẻo dai như trước, có lớp dịch nhầy trắng xóa phủ dọc niêm mạc, có các hố loét trên niêm mạc đại tràng. Bệnh viêm đại tràng mãn được phát hiện khi kiểm tra, nội soi.

Bệnh viêm đại tràng mãn được phát hiện khi kiểm tra, nội soi.

 

Với những người bị viêm đại tràng , triệu chứng đau bụng xảy ra thường xuyên và có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, hầu như khắp ổ bụng. Để làm giảm các triệu chứng đau bụng, người bệnh nên xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ hoặc chườm ấm giúp giảm đau bụng , đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp kèm theo những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222