HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người mỗi năm và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Căn bệnh này không chỉ khiến người mắc vật lộn đau đớn suốt 3 giai đoạn mắc bệnh mà ngay cả khi sắp đối mặt với cái chết họ vẫn không ngừng đau đớn.
Hiện nay, 3 loại vắc xin chống HIV đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Nếu thành công, thế giới sẽ có vắc xin HIV sớm nhất vào năm 2021. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về HIV và loại vắc xin mới này nhé.
HIV là gì?
HIV là viết tắt của từ human immunodeficiency virus chính là virus gây suy giảm miễn dịch ở người
HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) là một bệnh gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người
Giai đoạn đầu của bệnh có triệu chứng giống cúm nhưng sau đó thì không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Bệnh tiến triển khi hệ miễn dịch bệnh nhân suy giảm, cũng là lúc bệnh nhân dễ mắc các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc khối u khác thường
HIV/AIDS không thể chữa khỏi và chưa có thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc kháng virus để làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Triệu chứng bệnh khi nhiễm HIV
Nhiễm HIV có 3 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng cho từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng tiên phát):
Giai đoạn khi mà người bệnh vừa tiếp nhận các chất dịch cơ thể từ người nhiễm trước đó, virus giai đoạn này nhân lên rất nhanh
Khoảng 2-4 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết bệnh nhân sẽ mắc bệnh cúm với triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản. Ít phổ biến hơn có thể kể đến như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan lách, sút cân và các triệu chứng thần kinh khác
Thời gian của các triệu chứng trung bình là 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần
Vì các tính chất không rõ ràng của triệu chứng nên bệnh nhân thường không nhận ra dấu hiệu của HIV
Giai đoạn mãn tính:
Đây là giai đoạn mà sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 20 năm tùy trường hợp, trong suốt thời gian này HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết nên các hạch này thường xuyên bị sưng do phản ứng với một lượng lớn virus.
Bệnh nhân vẫn khả năng lây bệnh trong giai đoạn này
Giai đoạn AIDS:
Giai đoạn này xảy ra khi sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra
Khởi phát của các triệu chứng có thể là giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa), viêm da, loét miệng, phát ban da
Đặc trưng của sự mất sức đề kháng nhanh là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Candida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tổn thương ngày càng nặng và đau đớn như: bệnh zona, ung thư ,…
Viêm phổi do nấm cũng phổ biến và thường gây tử vong
Đường lây truyền HIV
Bệnh nhân HIV/AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV, không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường:
HIV lây qua đường máu
HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV thông qua:
-
Dùng chung bơm kim tiêm (nhất là người tiêm chích ma túy)
-
Dùng chung hoặc chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh.
-
Dùng chung các loại kim xăm trổ, châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo,…
-
Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người khác (bàn chải đánh răng)
-
Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu như dính máu nhiễm HIV vào nơi có vết thương hở
HIV lây qua đường tình dục:
HIV lây qua đường tình dục khi các dịch thể như máu, dịch sinh dục nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình
Tất cả hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ cao nhất vẫn là qua đường hậu môn rồi mới tới đường âm đạo vào cuối cùng là đường miệng
HIV lây truyền từ mẹ sang con:
Khi mang thai: virus HIV từ máu mẹ qua nhau thai sẽ vào cơ thể thai nhi
Khi sinh: HIV từ nước ối hay dịch âm đạo xâm nhập vào trẻ sơ sinh hoặc từ máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ
Khi cho con bú: HIV có thể đi qua sữa hoặc các vết nứt ở núm vú người mẹ và tiếp xúc với tổn thương trên niêm mạc miệng ở trẻ.
Các biện pháp điều trị HIV hiện nay
Hiện tại, không có vắc xin nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV cũng như không có một biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể
Tuy nhiên nhờ liệu pháp điều trị kháng virus (ART) sử dụng thuốc ARV có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm tăng cường hệ miễn dịch giúp chất lượng cuộc sống của những người bị AIDS đã cải thiện đáng kể
Lựa chọn hiện nay là kết hợp hai hay nhiều loại thuốc kháng retrovirus và một chất ức chế protease hoặc một thuốc ức chế reverse transcriptase non-nucleoside (NNRTI). Với điều trị như vậy thì cho thấy kết quả HIV âm tính lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng virus sẽ tăng trở lại khi ngưng điều trị.
Với những người chưa nhiễm HIV, có thể dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm PrEP. PrEP là biện pháp dự phòng HIV lây truyền qua đường tình dục lên đến 99%.
Vắc xin phòng ngừa HIV sẽ có vào năm 2021?
Theo đài NBC, 3 loại vắc xin hiện đang được thử nghiệm là HVTN 702, Imbokodo và Mosaico. Các nhà khoa học kỳ vọng nếu thử nghiệm thành công, cuộc chiến với HIV sẽ sớm đi đến hồi kết.
"Chúng tôi có 3 loại vắc xin đang thử nghiệm và sẽ mất một khoảng thời gian để chuyển sang giai đoạn nghiên cứu công hiệu của chúng. Tuy nhiên, đây là khoảnh khắc lạc quan nhất với chúng tôi sau nhiều năm qua", tiến sĩ Susan Buchbinder, giám đốc chương trình nghiên cứu HIV thuộc Sở Y tế San Francisco, cho biết.
HVTN 702
HVTN 702 là loại vắc xin được thử nghiệm sớm nhất. Nghiên cứu dựa trên phiên bản kém hiệu quả hơn là RV144, ra mắt năm 2009, giảm tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 30%. Hiện nay, RV144 là loại vắc xin duy nhất có hiệu quả.
HVTN 702 được nghiên cứu tại Nam Phi vào tháng 10/2016. Theo Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, vắc xin có khả năng bảo vệ tốt hơn so với RV144. Các nhà khoa học kỳ vọng, hiệu quả lên tới 50-60%.
Imbokodo và Mosaico
Imbokodo được thử nghiệm vào năm 2017 trên 2.600 phụ nữ tại 5 quốc gia Nam Phi, Malawi, Mozambique, Zambia và Zimbabwe.
Họ được tiêm vắc xin thử nghiệm và giả dược rồi theo dõi trong vòng 3 năm để xem xét tỉ lệ giảm nhiễm HIV.
Mosaico được thử nghiệm vào tháng 11-2019.
Cả Imbokodo và Mosaico đều tương đồng về cách tiếp cận HIV. Cụ thể 2 loại vắc xin này đều có 6 mũi tiêm, sử dụng cơ chế "mosaic" có tác dụng kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể với HIV.
Kết quả thử nghiệm Imbokodo sẽ có vào năm 2021 và Mosaico là năm 2023.
Nếu thử nghiệm trên thành công, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho căn bệnh thế kỷ. Đây là thành tựu quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Dự kiến đến năm 2021 các vắc xin này sẽ được đưa vào tiêm chủng. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn đọc.
XEM THÊM: