Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Không khí đô thị đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta

Thứ hai, 03-02-2020 10:45 AM

Tốc độ đô thị hóa đang ngày một gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Theo 1 nghiên cứu mới đây cho thấy: tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị thành phố tương đương với việc hút một bao thuốc lá mỗi ngày trong khoảng 30 năm.

 

 

Ảnh hưởng đến hô hấp, phổi

Tình trạng ô nhiễm không khí không còn nghi ngờ gì nữa, nó tác động rất tồi tệ lên phổi chúng ta và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Nghiên cứu mới theo dõi mức độ tiếp xúc với ozone trên mặt đất của 7.000 người trưởng thành sống tại các thành phố trên toàn nước Mỹ. Nhìn chung, người dân đô thị tiếp xúc với mức độ từ 10 đến 25 phần trên một tỷ ozone, mà mức tăng ba phần trên một tỷ thì đã tương đương với việc hút thêm một bao thuốc lá mỗi ngày.

Do vậy, ngay cả khi chuyển từ một nơi có mức độ ô nhiễm thấp tới một đô thị sạch sẽ cũng vẫn làm tăng nguy cơ ta mắc các bệnh hô hấp thường gặp ở những người nghiện thuốc lá.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nay gọi mức độ ô nhiễm đô thị là "vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp", bởi 91% chúng ta sống trong các khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí vượt quá ngưỡng an toàn mà tổ chức này đưa ra.

Hiện nay, có 55% tổng dân số thế giới sống tại các khu đô thị. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 68% tính đến năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính.

 

Ảnh hưởng đến tinh thần

Theo dữ liệu phân tích của 20 nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 35 năm qua, tình trạng rối loạn tâm lý đặc biệt cao ở nhóm cư dân sống nơi đô thị. Đặc biệt, người dân ở các thành phố có tỷ lệ mắc chứng rối loạn cảm xúc và lo lắng cao gấp nhiều lần.

 

Ảnh hưởng đến trí tuệ

Thật đáng ngạc nhiên về một vấn đề mà không khí đô thị ảnh hưởng tới chúng ta, đó là việc đô thị hóa làm cho chúng ta trở nên kém thông minh hơn.

Kết quả trong cùng các kỳ thi ở cùng các thành phố nhưng được làm bài thi vào các ngày khác nhau được đem ra so sánh dựa trên mức độ ô nhiễm ở các thành phố đó vào những ngày tổ chức thi cho thấy:

kết quả thi của học sinh, sinh viên với mức độ ô nhiễm vào ngày đi thi thì trong các ngày có độ ô nhiễm nhất, kết quả làm bài thi sẽ tệ nhất.

Điều này có tác động thực sự trong cuộc sống của chúng ta sau này.

 

Ảnh hưởng đến cân nặng

Ô nhiễm không khí cũng liên quan tới bệnh béo phì. Tuy cơ chế cụ thể của vấn đề này như thế nào vẫn là điều đang được tranh luận.

Tuy nhiên các nghiên cứu được chủ yếu thực hiện trên động vật cho thấy tình trạng ô nhiễm làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này có lẽ một phần là do tình trạng sưng phổi bởi bụi mịn trong không khí, và điều này khiến cơ thể bị stress. Các hormone được tiết ra trong quá trình này cũng làm giảm mức hoạt động hiệu quả của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho chúng ta khởi động năng lượng, sẵn sàng đối phó với các tình huống gây stress. Thế nhưng nếu ta luôn phải ở trong tình trạng stress nhẹ do ô nhiễm không khí thì nó sẽ tạo tác động dài hạn lên cách chúng ta sản xuất đường, bước đi đầu tiên dẫn tới bệnh tiểu đường.

 

>>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222