Một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về bệnh đái tháo đường châu Âu (EASD) tại Barcelona, Tây Ban Nha vào ngày 19 tháng 9 năm 2019 đã đưa ra một kết quả nghiên cứu về mối liên quan mạnh mẽ giữa việc thiếu hụt vitamin D với sự gia tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở các ca tử vong liên quan đến bệnh đái tháo đường.
-
Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường.
Hiện nay có 2 khái niệm chính xác nhất về tiểu đường. Đó là:
- Theo WHO (2002) đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin hoặc tác dụng insulin không hiệu quả.
- Theo ADA 2004 (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) thì bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động của insulin hoặc cả 2 cơ chế này xảy ra cùng lúc.
-
Có mấy loại đái tháo đường
Theo cách phân loại của WHO và ADA thì đái tháo đường bao gồm 3 dạng chính là: bệnh tiểu đường tuýp 1 (type 1), bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) và đái tháo đường thai kỳ.
Trong đó:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường xảy ra ở người trẻ tuổi): là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào beta tuyến tụy đã bị phá hủy tới hơn 75% nên không còn khả năng tiết ra insulin để cung cấp cho cơ thể.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 (thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 40 trở lên): là đái tháo đường đa cơ chế do cơ chế kháng insulin ở mô ngoại vi, rối loạn điều hóa glucose ở gan hoặc suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy.
- Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng bệnh lý chỉ xảy ra vào giai đoạn mang thai của phụ nữ và có thể tự khỏi sau khi sinh con.
-
Thiếu vitamin D làm gia tăng nguy cơ tử vong bởi đái tháo đường
Theo nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về bệnh đái tháo đường ở Barcelona, Tây Ban Nha, vào ngày 19 tháng 9 năm 2019, thiếu vitamin D có liên quan đến gia tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong của bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Cole Marculescu và các đồng nghiệp tại Đại học Y Vienna, Áo. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của nồng độ 25-hydroxyv vitamin D (25D) (gọi tắt là vitamin D) trong máu đối với tỷ lệ tử vong chung và nguyên nhân cụ thể trong một nghiên cứu lớn bao gồm tất cả các nhóm tuổi và được lấy từ dân số có vitamin D tối thiểu bổ sung khi về già.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hồ sơ của tất cả 78.581 bệnh nhân (tuổi trung bình 51,0 tuổi, nam 31,5%) có mức vitamin D (25D) được thực hiện tại Khoa Y học Phòng thí nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Vienna từ năm 1991 đến 2011, sau đó khớp với sổ đăng ký quốc gia của Áo.
Trong giai đoạn này (thời gian theo dõi trung bình là 10,5 năm), đã có 11.877 người chết.
So với nồng độ vitamin D trong máu là 50 nmol/L, được sử dụng làm mức giới hạn khi thiếu vitamin D, nồng độ <10 nmol/L có liên quan đến nguy cơ tử vong tăng gấp 2-3 lần. Mối liên quan này rõ rệt nhất ở các nhóm trẻ và trung niên, đáng chú ý, mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và thiếu vitamin D đặc biệt mạnh mẽ, với nguy cơ tử vong tăng gấp 4 lần (tỷ lệ nguy hiểm 4,4; khoảng tin cậy 95%: 3,1 - 6,3).
Ngược lại, mức độ ≥90 nmol/L có liên quan đến việc giảm tới 40% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Các phát hiện này đã củng cố cơ sở lý luận cho việc bổ sung vitamin D trên diện rộng, và nhấn mạnh sự cần thiết bổ sung ngay từ đầu đối với trẻ sơ sinh.
>>> Xem thêm: