Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thường xuyên bỏ cơm, ‘nghiện’ uống trà sữa, nam thanh niên suýt mất mạng vì tắc ruột

Thứ tư, 11-03-2020 10:29 AM

Mục lục [Ẩn]

 

     Trong cấp cứu ổ bụng thì tắc ruột là một trong những cấp cứu rất thường gặp, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị hoại tử ruột, suy đa tạng và gây nguy hại đến tính mạng.

    Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã xác nhận thông tin bước đầu về trường hợp một bệnh nhân nhập viện phải mổ dạ dày, mở ruột tắc do bã thức ăn. Đây là trường hợp rất hiếm gặp khi bệnh nhân không thể tiêu hóa được những đồ ăn, đồ uống đã sử dụng.

Bỏ cơm, nghiện trà sữa, bệnh nhân 20 tuổi tắc ruột phải mổ khẩn cấp

    Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tại đơn vị ngoại - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.L. (20 tuổi, trú ở huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng nhiều.

   Bệnh nhân có triệu chứng nôn, bụng chướng. Tại bệnh viện, sau quá trình chụp cắt lớp, kết quả hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị tắc ruột, siêu âm thấy các quai ruột giãn to.

   Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân đau bụng cách đây khoảng 20 ngày và khoảng 6 ngày trở lại đây đau dữ dội, được người nhà đưa vào bệnh viện tuyến huyện.

   Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị không đỡ, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

  Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn. Người nhà bệnh nhân cho biết N.L. có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên uống trà sữa, bỏ cơm.

  Các bác sĩ đã tiến hành mổ dạ dày, mở ruột lấy 2 khối bã thức ăn to trong dạ dày và ruột non.

 

Bỏ cơm, nghiện trà sữa, bệnh nhân 20 tuổi tắc ruột phải mổ khẩn cấp

Hai khối bã thức ăn được lấy ra sau mổ dạ dày, mở ruột non 

 

   Bác sĩ Trần Thanh Tùng - phó trưởng đơn vị ngoại - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết: Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc của bệnh nhân sẽ rất cao.

   Bệnh nhân cũng có thể bị hoại tử ruột, suy đa tạng và gây nguy hại đến tính mạng.

Mời các bạn theo dõi thêm một số thông tin về hiện tượng tắc ruột ở bài viết dưới đây nhé:

Tắc ruột là gì?

    Trong thời gian trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội thì y học cũng có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là đối với chuyên ngành gây mê hồi sức và phẫu thuật đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ tắc ruột một cách rõ rệt.

   Tắc ruột là tình trạng cơ thể người bệnh bị ngừng lưu thông hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột. Trường hợp người bệnh tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn thì được gọi là tắc ruột cơ học. Nếu tắc ruột là do ngừng nhu động của ruột thì được gọi là tắc ruột cơ năng hay tắc ruột do liệt ruột.

   Khi mắc phải bệnh tắc ruột, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn toàn thân hoặc tại chỗ tùy vào mức độ cấp tính thay đổi phụ thuộc vào cơ chế tắc (tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng), vị trí tắc ở ruột non hay đại tràng. Do vậy, mọi chẩn đoán tắc ruột có thể sẽ gặp phải khó khăn dù cho đó là phương tiện chẩn đoán hiện đại.

Các loại tắc ruột thường gặp

   Bệnh tắc ruột có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, tuy nhiên, tùy vào từng lứa tuổi cụ thể thì nguyên nhân gây tắc ruột cũng khác nhau. Để giúp dễ dàng hơn cho việc điều trị, bệnh tắc ruột được chia thành 2 loại lớn:

  • Tắc ruột cơ học: Bệnh nhân mắc bệnh do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn, loại này chiếm khoảng 95 - 97% bệnh nhân mắc bệnh.

  • Tắc ruột cơ năng: Hay còn gọi là tắc ruột do liệt ruột, xảy ra do nhu động ruột ngừng hoạt động. Loại này chiếm khoảng 3 - 5% tổng số bệnh nhân mắc bệnh.

Ngoài ra, nếu phân loại theo tiến triển của bệnh thì có thể chia ra thành:

  • Tắc ruột cấp tính và tắc ruột bán cấp.

  • Tắc ruột hoàn toàn và tắc ruột không hoàn toàn.

 

bệnh tắc ruột

Bệnh tắc ruột có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào

Nguyên nhân và cơ chế tắc ruột

  Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng tắc ruột ở người bệnh, cụ thể:

Nguyên nhân ở trong lòng ruột, ở ruột non:

  • Có thể do giun đũa dính kết lại gây tắc ruột (thường gặp ở đối tượng trẻ em, những người có thói quen ăn sống uống nước lã. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tắc do khối bã thức ăn (thường gặp ở người già, người bệnh bị cắt dạ dày hoặc suy tụy, sỏi túi mật).

Nguyên nhân ở thành ruột (cả ruột non và đại tràng):

  • Có thể là do người bệnh có các khối ung thư của ruột non và của đại tràng hoặc các khối u lành tính của thành ruột với kích thước lớn có thể gây bệnh tắc ruột (trường hợp này ít gặp). Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hoặc lồng ruột...cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị tắc ruột.

Nguyên nhân ở ngoài thành ruột:

  • Có thể là do dây chằng và dính các quai ruột, trong đó chiếm đến 80% là do người bệnh đã từng phẫu thuật ổ bụng, số còn lại là do bị chấn thương, viêm nhiễm hoặc bẩm sinh.

Bị tắc ruột do liệt ruột:

  • Hay còn gọi là tắc ruột cơ năng, nguyên nhân có thể là do người bệnh bị liệt ruột phản xạ trong chấn thương cột sống hoặc viêm phúc mạc, dịch thủng dạ dày, thiếu máu cấp và huyết khối tĩnh mạch mạc treo cũng có thể làm liệt nhu động ở đoạn ruột tương ứng.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra được rất nhiều nguyên nhân khác làm tổn thương thần kinh cơ của ruột và gây ra một tình trạng giả tắc ruột, bao gồm:

  • Rối loạn chuyển hoá.

  • Do sử dụng thuốc.

  • Tổn thương ruột trong các bệnh toàn thân như thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, xơ cứng bì, rối loạn chuyển hóa porfirin.

  • Mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali và canxi

  • Có chấn thương đường ruột hoặc chấn thương trong quá khứ

  • Từng thực hiện chiếu xạ tại hoặc gần vùng bụng

  • Bệnh động mạch ngoại biên

  • Sụt cân nhanh

  • Bệnh Crohn

  • Viêm túi thừa

  • Nhiễm khuẩn huyết

Điều trị bệnh tắc ruột như thế nào?

 

điều trị tắc ruột

Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị tắc ruột hoàn toàn

 

    Tùy vào biểu hiện, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh tắc ruột ở người bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.

    Đối với tình trạng tắc ruột không hoàn toàn thì bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ăn ít chất xơ để giúp làm nhỏ khối phân và dễ dàng đi xuống. Trong trường hợp phương pháp này không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

    Trường hợp người bệnh bị tắc ruột hoàn toàn thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật ổ bụng để có thể loại bỏ hết tắc nghẽn và đoạn ruột bị hư hỏng.

   Bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm tăng nhu động ruột đồng thời truyền nước và chất điện giải để tránh mất nước và rối loạn điện giải. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi bất kỳ đơn thuốc nào trong thời gian điều trị bệnh tắc ruột.

   Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hậu môn nhân tạo (dùng một chiếc túi để giúp cho phép phân thoát ra khỏi bụng) hoặc hút mũi dạ dày (sử dụng một ống luồn qua mũi và vào dạ dày của người bệnh để dẫn các chất lỏng tiêu hóa ra ngoài, giúp giảm đau và giải áp bụng) và giải áp đường trực tràng để giúp giảm bớt áp lực cho người bệnh.

   Song song với quá trình điều trị bệnh tắc ruột thì người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

    Để tránh nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn, với thức ăn nhiều xơ như măng, các bạn cần nấu nhừ, nhai kĩ và uống nhiều nước. Đồng thời, mọi người nên ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, ăn vặt, hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas và trà sữa, đồng thời cần tẩy giun theo định kỳ. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222