Mục lục [Ẩn]
Chúng ta đều biết rằng để có một cơ thể khỏe đẹp từ sâu bên trong thì việc tuân thủ một thói quen ăn uống healthy là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Mọi món ăn đều bắt nguồn từ căn bếp. Thế nên, biện pháp đơn giản nhất để bản thân và gia đình bạn có những bữa ăn lành mạnh mỗi ngày đó là phải chú ý sắp xếp, loại bỏ những thứ độc hại không cần thiết, lưu trữ những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hay nói ngắn gọn chính là hãy “giải độc” – detox cho căn bếp nhà bạn.
5 bước để Detox căn bếp nhà bạn
Hãy tham khảo ngay 5 bước nhanh gọn để detox căn bếp nhà bạn như sau:
Bước 1: Vệ sinh, dọn dẹp căn bếp nhà bạn
An toàn, sạch sẽ luôn là tiêu chuẩn số một trong việc ăn uống. Vì thế để tránh nấm mốc, bụi bẩn,… có thể xâm nhập vào thức ăn của gia đình, bạn cần vệ sinh căn bếp thường xuyên. Hãy lau chùi, rửa ráy dụng cụ nấu ăn sạch sẽ sau mỗi bữa ăn và thỉnh thoảng cũng cần quét dọn, kỳ cọ tổng thể căn bếp, tránh cho các mảng dầu mỡ, nước sốt bám dính sau mỗi lần nấu ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
Bước 2: Loại bỏ những thứ độc hại và không cần thiết
Hãy rà soát lại tất cả những loại thực phẩm, vật dụng hiện có trong căn bếp của bạn. Hãy loại bỏ những thực phẩm hết hạn, biến chất cùng với các dụng cụ nấu ăn đã hỏng, han gỉ, cũ kỹ và một số vật dụng có hại như: chất tẩy rửa hóa học, hộp và các túi đựng thức ăn bằng nhựa,…
Vệ sinh bếp và loại bỏ những thứ độc hại, không cần thiết
Bên cạnh đó có nhiều loại thực phẩm, gia vị, vật liệu không tốt cho sức khỏe bạn không nên dùng để nấu ăn bao gồm:
- Đường tinh luyện và đường hóa học: Thực chất đường tự nhiên (carbohydrate) từ các loại thực phẩm, rau củ quả đã đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng của cơ thể. Bạn không cần thiết phải sử dụng các loại đường tinh luyện, đường hóa học vì chúng chỉ làm cho bạn dễ bị rối loạn chuyển hóa hơn, tăng nguy cơ béo phì, giảm sức đề kháng, mắc bệnh tiểu đường,…
- Chất béo xấu: Bạn cần biết rằng không phải chất béo nào cũng có hại, ngược lại có nhiều loại chất béo còn cần thiết cho sức khỏe của con người. Vì thế, hãy phân biệt đâu là chất béo xấu và đâu là chất béo có lợi để biết giữ gì và loại bỏ gì trong căn bếp của bạn. Các thực phẩm nhiều chất béo xấu cần kể đến bao gồm:
+ Mỡ có nguồn gốc từ động vật
+ Chất béo không bão hòa đa: dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương,…
+ Đồ ăn chiên rán ngập dầu
- Các loại thực phẩm chế biến công nghiệp, đồ đóng hộp, chế biến sẵn;
- Trứng công nghiệp, thịt gia súc, gia cầm nuôi công nghiệp;
- Xì dầu, bột ngọt, phẩm màu: chúng có liên quan đến ung thư tuyến giáp, tuyến thượng thận, bàng quang,…
- Thực phẩm có hàm lượng fructose cao, có chứa natri benzoat hoặc kali benzoat, có chứa chất bảo quản BHA;
- Các loại đồ uống tổng hợp như các loại nước ngọt, nước có ga,…
Bước 3: Dự trữ thực phẩm healthy
Sau bước 2, căn bếp của bạn đã được thanh lọc các loại thực phẩm không lành mạnh. Việc tiếp theo cần làm tất nhiên sẽ là thay thế chúng bằng những thực phẩm hữu cơ, thực phẩm tự nhiên như:
- Đồ tươi sống: Nên chọn thực phẩm đã qua kiểm dịch an toàn hoặc biết rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông nhưng không được quá một tuần.
- Đồ khô: Những thực phẩm này thường để được lâu hơn, bao gồm các loại hạt thô, hạt sơ chế, các loại đậu, quinoa, và ngũ cốc có gluten.
- Gia vị:
+ Dùng các chất làm ngọt tự nhiên lấy từ các nguồn như đường cỏ ngọt, đường thốt nốt, mật ong,...
+ Dùng các loại gia vị nguồn gốc dược liệu: gừng, nghệ, quế, đinh hương, bạch đậu khấu,…
+ Muối iot, giấm táo, tương miso, nước cốt dừa,…
Dự trữ những loại gia vị tự nhiên
- Dầu ăn: dùng bơ hạt điều, bơ hạt hạnh nhân, dầu ô liu hữu cơ nguyên chất, dầu dừa, dầu mè,…
- Đồ uống: sữa hạt, đồ uống lên men kefir, nước ép hoa quả,…
- Rau củ quả: Nếu có thể, hãy chọn các loại thực phẩm theo mùa và địa phương sản xuất rõ ràng. Nếu dự trữ thì chỉ nên để tối đa 3 ngày trong tủ mát.
Bước 4: Dụng cụ nhà bếp nên có
Bên cạnh bếp đun, xoong nồi, bát đũa cùng các loại nguyên liệu, trong bếp của mỗi gia đình đều cần thêm những dụng cụ thiết bị hỗ trợ việc nấu nướng thêm đa dạng và dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số loại hữu ích sau:
- Máy xay: dùng để xay sinh tố, xúp, chế biến các loại thực phẩm cần xay nhuyễn làm mềm,…
- Nồi hấp: Giúp chế biến một số món rau củ quả cho nhanh chín, ráo nước, giảm tối đa thất thoát chất dinh dưỡng.
- Nồi áp suất: Giúp làm bạn những món hầm, món ninh nhừ giàu dinh dưỡng một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.
Ngoài ra hãy lưu ý, các chuyên gia đều khuyên rằng không nên dùng lò vi sóng để chế biến thức ăn, do nó có thể làm biến chất khiến thức ăn trở nên độc hại cho sức khỏe.
Bước 5: Gian bếp cần có máy lọc nước
Việc sử dụng nước đóng chai, nước đun sôi không tốt cho sức khỏe bằng sử dụng nước từ máy lọc nước chất lượng. Đặc biệt bạn cần lựa chọn cho gian bếp nhà mình loại máy lọc nước bổ sung ion kiềm.
Nước ion kiềm (hay còn gọi là nước kangen, nước ion kiềm giàu hydro) là nước có độ pH từ 8.5 – 9.5, nước ion kiềm giúp kiềm hóa cơ thể. Đây được xem là lựa chọn đắc lực để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật của người dân Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp…
Như vậy, bài viết đã giúp bạn định hình được 5 bước cơ bản để có một căn bếp hữu ích, để nấu ra những món ăn tốt cho sức khỏe gia đình mình. Nếu bạn có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222 để được giải đáp.
XEM THÊM: